Những Món Ăn Truyền Thống Của Việt Nam

Những Món Ăn Truyền Thống Của Việt Nam

Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết

Những món ngon ngày Tết miền Nam

Món ngon ngày Tết cổ truyền của miền Nam cũng rất phong phú, với đầy đủ trải nghiệm màu sắc và hương vị khác nhau. Cùng tìm hiểu người dân miên Nam Tết ăn gì dưới đây.

Trong danh sách gợi ý món ngon ngày Tết miền Nam thì thịt kho nước dừa chắc chắn là cái tên luôn được nhắc đến. Món ăn Tết cổ truyền Việt Nam này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: thịt kho rệu hay thịt kho hột vịt.

Thịt kho nước dừa thường là sự chuẩn bị không thể thiếu của các gia đình miền Nam trong những ngày giáp Tết. Món thịt được khi mềm với trứng và nước dừa tạo nên vẻ ngoài hấp dẫn, dễ ăn và đặc biệt ngon miệng. Nếu muốn tránh cảm giác ngấy, bạn có thể kết hợp món này với dưa giá.

Khi nhắc đến các món ăn ngon lạ ngày Tết ở miền Nam thò củ kiệu tôm khô được nhiều người đánh giá cao. Khác với miền Trung ăn củ kiệu kèm bánh tét, người trong Nam ăn sử dụng chung với tôm khô và miếng đường cát. Điều này giúp tạo nên độ giòn, dai, hăng, mặn, ngọt, mang lại trải nghiệm thú vị cho thực khách.

Trong khi bánh tét ở miền Trung thường được làm một cách giản dị, thì ở miền Nam đã trải qua sự “cải tiến” rõ rệt. Ngoài loại bánh nhân mặn với nguyên liệu truyền thống là đậu và thịt mỡ, nhiều gia đình còn thêm trứng muối, lạp xưởng để đáp ứng khẩu vị khác nhau của mọi người.

Ngoài ra, bánh tét nhân ngọt cũng là một trong các món ăn ngày Tết ở Việt Nam. Theo đó, một số nguyên liệu làm nhân phổ biến như: chuối, đậu đỏ, đậu xanh,… Đặc biệt, bánh tét miền Tây Nam Bộ thường có hình dáng vuông vức, chắc chắn và rất bắt mắt. Trà Vinh là một trong những địa phương nổi tiếng với món bánh tét Trà Cuôn nhân thập cẩm không chỉ ngon miệng mà còn có vẻ ngoại hình đẹp mắt.

Đối với mỗi gia đình miền Nam, món canh khổ qua nhồi thịt là một món ngon mỗi ngày Tết nói riêng và bữa cơm thường ngày nói chung. Theo đó, món ăn này có ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn, mang đến sự sự may mắn và phồn thịnh. Không những thế, canh khổ qua nhồi thịt còn là một món ăn bổ dưỡng, giúp giải nhiệt cơ thể, rất phù hợp để thưởng thức trong những ngày Tết nắng nóng của miền Nam.

Dưa giá là gợi ý món ăn ngày Tết để giải nhiệt nhờ đặc tính mát, giòn. Món ăn này thường được ăn kèm với cơm hoặc cuốn bánh tráng đều rất ngon miệng. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa nhất là với thịt kho hột vịt, giúp giảm cảm giác ngấy một cách hiệu quả. Thành phần chủ yếu của món dưa giá bao gồm: giá, hẹ và cà rốt mang lại nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể.

Cuối cùng trong danh sách những món ăn ngon dễ làm ngày Tết chính là lạp xưởng. Đây cũng là một trong những món ăn phổ biến và quen thuộc ở miền Nam. Có đủ loại lạp xưởng nhau bao gồm: lạp xưởng tươi, khô, nạc, tôm, cá,… Mỗi loại đều có hương vị đặc trưng, với vị ngon khó quên.

Bên cạnh đó, lạp xưởng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau như: luộc, chiên hoặc nướng. Một trong những cách phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất là chiên bằng nước (không sử dụng dầu), không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn an toàn cho sức khỏe.

Trên đây là các món ăn đặc trưng của ngày Tết Việt Nam. Mỗi món ăn ngày Tết đều có lịch sử gắn liền với truyền thống dân tộc và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết ăn món gì ngày Tết cùng với các thành viên trong gia đình. Đừng quên theo dõi Xu hướng ẩm thực để biết thêm nhiều món ăn ngon, thú vị nhé!

Những món ăn ngày tết miền Trung

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng đến với những món ăn ngày Tết ở miền Trung. Do vị thế trải dài nên ẩm thực của miền Trung khá đa dạng, với nhiều món đồ ăn ngon, làm nhiều người xao xuyến.

Bánh tét là cái tên đầu tiên trong danh sách các món ngày Tết ở miền Trung. Đặc biệt, mòn bánh này có hình trụ tròn mang ý nghĩa về sự hội tụ của đất trời. Khác với bánh chưng của miền Bắc được gói bằng lá dong, bánh tét miền Trung lại được bọc bên ngoài bằng lá chuối.

Mặc dù có nguyên liệu tương tự nhau, nhưng bánh tét miền Trung được gói lại thành từng đòn hình trụ, tạo nên hình dáng độc đáo. Điều này không chỉ giúp bánh trở nên đẹp mắt hơn mà còn giúp hương vị của từng nguyên liệu bên trong trở nên rõ nét hơn. Ngoài ra, bánh tét miền Trung không chỉ ngon miệng mà còn hấp dẫn người ăn bởi sự đơn giản và độ tinh tế trong cách chế biến.

Nếu bạn có dịp thăm miền Trung trong những ngày Tết, chắc chắn bạn sẽ được mời thưởng thức một vài ly rượu thơm nồng và những chiếc nem chua nướng. Món ăn này được chế biến từ thịt heo, sau khi được tẩm ướp gia vị thì bọc lại trong lá ổi hoặc lá chùm ruột để trong vài ngày. Điều này giúp tạo nên hương vị chua thanh, giòn giòn và cay cay của món nem. Đặc biệt, nem chua có thể được ăn với tỏi để làm tăng thêm hương vị.

Nếu miền Bắc thường có dưa hành trong ngày Tết, thì miền Trung lại nổi tiếng với dưa món. Theo đó, món ngon mỗi ngày Tết này được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau như: củ cải, cà rốt, dưa leo, đu đủ, củ kiệu,… mang đến hương vị ngon khó cưỡng.

Mặc dù có vẻ đơn giản nhưng để tạo nên món dưa đầy sắc màu và hương vị đậm đà đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian. Lớp bánh tét dẻo mềm kết hợp với dưa món giòn giòn, chua chua tạo nên một cảm giác lạ miệng khó quên. Sự kết hợp này được nhiều người đánh giá là một hương vị đặc trưng trong những ngày Tết.

Tôm chua là đặc sản của Huế nói riêng và cũng như một món ăn ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Trung. Với hương vị ngọt bùi của tôm, vị béo ngậy của thịt, cùng với hương vị cay nồng thơm của riềng, tỏi ớt, vị chua của khế, chát của vả và hương thơm của các loại rau thơm. Tất cả những nguyên liệu này kết hợp tạo nên một “bản hòa tấu hương vị” hấp dẫn, khiến mỗi người thưởng thức ít nhất một lần sẽ ghi nhớ mãi vị ngon đặc trưng của tôm chua.

Khoanh chả bò màu đỏ hồng thường là một món không thể thiếu trên bàn tiệc thiết đãi khách của người miền Trung trong những ngày đầu xuân. Với hương vị độc đáo kết hợp độ giòn, dai, mặn, ngọt và cay của tiêu đen, đồ ăn ngày Tết này đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong các dịp quan trọng.

Ở nhiều tỉnh miền Trung, món thịt ngâm mắm là một cách muối ăn phổ biến mỗi dịp Tết đến và Xuân về. Thịt heo hoặc thịt bò sau khi sơ chế xong, được ngâm trong nước mắm đường đã pha nấu theo tỉ lệ nhất định, tùy từng nơi. Thịt ngâm mắm có vị mặn ngọt, thường được kết hợp với dưa món, củ kiệu chua ngọt, rau sống và rau thơm.

Món Hàn Hanuri – Món ăn truyền thống của Hàn Quốc

Món Hàn Hanuri là một món ăn truyền thống của Hàn Quốc, thường được làm từ thịt và rau củ, kết hợp với một số gia vị và sốt đặc trưng. Hanuri thường được chế biến bằng cách nướng hoặc xào thịt cùng các loại rau củ như cà rốt, cần tây, nấm, cà chua và nấu chín trong một sốt đặc biệt. Món ăn này nổi tiếng với hương vị đậm đà, thơm ngon và độc đáo của sốt Hanuri, một sự kết hợp tinh tế giữa độ ngọt, cay và mặn. Hanuri thường được thưởng thức cùng với cơm trắng, tạo thành một bữa ăn cân đối và bổ dưỡng. Món Hàn Hanuri là một phần không thể thiếu trong ẩm thực Hàn Quốc, đem lại trải nghiệm ẩm thực đặc biệt cho thực khách.

Hanuri thường được trang trí đẹp mắt với các loại rau củ tươi màu, tạo ra một bữa ăn không chỉ ngon mà còn bắt mắt.

Xem thêm bài viết khác: Nước hồng sâm Pocheon cao cấp Sức khỏe tinh khiết từ vị hoàng gia Hàn Quốc

Tóm lại, món Hàn Hanuri không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đa dạng, là một phần của một chế độ ăn uống cân đối và bổ dưỡng.

Các món ăn ngày Tết đã không còn quá xa lạ với tất cả người dân Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có những đặc trưng riêng trong nền ẩm thực ngày Tết. Hãy cùng Kamereo tìm hiểu đặc trưng những món ăn truyền thống ngày Tết của Việt Nam trong bài viết sau đây nhé!