Hồ sơ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản cần những gì? Thời gian chuẩn bị bao lâu… là những câu hỏi mà SULECO thường nhận được từ các bạn có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản. Chúng tôi xin tổng hợp các hồ sơ cần thiết để tham gia chương trình thực tập sinh để các bạn thuận tiện trong việc chuẩn bị nhé. I. Các hồ sơ bắt buộc cần có để làm việc tại Nhật theo chương trình thực tập sinh kỹ năng (xuất khẩu lao động Nhật Bản)
Tư vấn về rút hồ sơ xuất khẩu lao động khi quá thời hạn cam kết thời hạn chờ xuất cảnh
Cho cháu hỏi về rút hồ sơ đi nước ngoài như sau: Cháu đã đi học tiếng Nhật với mong muốn đi Nhật Bản làm việc. Sau khi học tập gần 6 tháng thì cháu đỗ đơn hàng, ký hợp đồng và đóng tiền đặt cọc. Trong hợp đồng có thỏa thuận về tiền lương, các chi phí trừ như: tiền nhà, điện nước.., quy định thời gian làm việc trong ngày,... Và có dự kiến ngày xuất cảnh. Nhưng cho đến nay, đã quá thời gian dự kiến xuất cảnh hơn 1 tháng mà bên phía công ty không có sự giải thích nào cả.
Cũng do hoàn cảnh gia đình bây giờ cháu không muốn đi Nhật làm việc nữa. Cháu muốn hỏi là khi cháu rút hồ sơ thì có lấy lại được tiền đã đóng trước đó không ạ? Cháu cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Luật Minh Gia, vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo quy định tại điểm c Tiểu mục 1 Mục 5 Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì:
“Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài.
Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa).
Nếu quá thời gian đã cam kết mà doanh nghiệp dịch vụ vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải thông báo rõ lý do cho người lao động. Trường hợp người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày người lao động thông báo không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động hồ sơ, các khoản chi phí mà người lao động đã nộp cho doanh nghiệp, gồm: chi phí làm hồ sơ, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa), vé máy bay, tiền dịch vụ, tiền môi giới và làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ cho người lao động.”
Như vậy, khi đã quá thời hạn cam kết thời hạn chờ xuất cảnh mà công ty không có sự giải thích và bạn không có nhu cầu xuất khẩu lao động nữa thì bạn có thể rút hồ sơ. Khi đó, công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cho bạn hồ sơ, các khoản chi phí bạn đã nộp (bao gồm cả tiền cọc bạn đã đóng).
Trong trường hợp bạn rút hồ sơ nhưng công ty không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả theo quy định pháp luật thì bạn có thể khiếu nại tới Phòng Lao động- Thương Binh và Xã hội yêu cầu hòa giải. . “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải” (Khoản 2 Điều 201 Bộ luật lao động). Hoặc, bạn có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở yêu cầu giải quyết. Bạn lưu ý về thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động và thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp:
“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. 2. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.” (Điều 202 Bộ luật lao động 2012).
Tư vấn về việc rút hồ sơ và tiền đã đóng cho việc xuất khẩu lao động
Thời gian vừa rồi tôi định đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Bây giờ tôi muốn rút hồ sơ và số tiền đã đóng được không và nếu công ty môi giới không hoàn trả lại số tiền đó thì có đúng không? Bằng cách nào tôi có thể lấy lại số tiền trên nếu bên môi giới nhất quyết không trả?
Nội dung tư vấn: Chào các anh chị ở văn phòng luật sư Tôi có một vài câu hỏi muốn gửi tới văn phòng Mong được mọi người tư vấn và giúp đỡ: -Thời gian vừa rồi tôi định đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan. Thông qua công ty môi giới, tôi có học tiếng và tuyển 1 đơn hàng - Công ty môi giới báo là đã trúng tuyển và bảo đơn hàng trị giá 6800$, họ bắt bên lao động là tôi phải đóng trước 1000$ sau khi biết lịch bay thì đóng nốt số còn lại, trong giấy thu tiền giữa tôi và bên môi giới như sau (tệp đính kèm). Ít ngày sau công ty môi giới báo lại là đơn hàng này chia làm 2 đợt bay và tôi bay đợt 2. Ngoài kí ở giấy này tôi chưa làm thủ tục gì hết. Tôi đợi đợt bay thứ 2 này một thời gian nhưng vì đã mấy tháng rồi chưa có kết quả nên tôi quyết định thôi không đợi nữa. Tôi xin hỏi nếu bây giờ tôi muốn rút hồ sơ và số tiền 1000$ đã đóng được không và nếu công ty môi giới không hoàn trả lại số tiền đó thì có đúng không? Nếu không đúng thì bằng cách nào tôi có thể lấy lại số tiền trên nếu bên môi giới nhất quyết không trả? Mong văn phòng có thể giúp tôi sớm có giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của bạn như sau: Bạn có quyền rút lại hồ sơ và số tiền đó nếu không có muốn đi xuất khẩu lao động nữa. Căn cứ vào điểm c khoản 1 mục V Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH quy định về tuyển chọn người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau: “c) Doanh nghiệp dịch vụ phải cam kết với người lao động về thời gian chờ xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài. Trong thời gian doanh nghiệp dịch vụ đã cam kết, nếu người lao động không có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài nữa thì doanh nghiệp dịch vụ phải trả lại hồ sơ cho người lao động và người lao động phải chịu các khoản chi phí mà doanh nghiệp dịch vụ đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm: chi phí làm hồ sơ, khám sức khỏe, học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí tài liệu học tập, ăn, ở trong thời gian đào tạo bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm thủ tục nhập cảnh (visa)”. Theo quy định này, bạn có thể yêu cầu công ty trả lại khoản tiền và hồ sơ cho bạn. Tuy nhiên bạn phải thanh toán những chi phí mà công ty đã sử dụng để làm thủ tục cho bạn đi nước ngoài. Khi thanh toán chi phí này, bạn có thể yêu cầu công ty xuất trình những giấy tờ cần thiết để chứng minh chi phí đã sử dụng đó. Trong trường hợp công ty không chịu trả bạn có thể gửi đơn lên Sở Lao động Thương binh và xã hội nơi công ty đó đóng trụ sở hoặc làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân để yêu cầu giải quyết. Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc rút hồ sơ và tiền đã đóng cho việc xuất khẩu lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc rút hồ sơ và tiền đã đóng cho việc xuất khẩu lao động. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng. C.V Hoàng Thu – Công ty Luật Minh Gia.