Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức, đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa, có liên kết lô-gich chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như:
Những kỹ năng và tố chất một kỹ sư phần mềm
Điều kiện ứng tuyển thành công vị trí kỹ sư phần mềm là gì? Cụ thể, ứng viên phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố quan trọng sau đây:
Chắc chắn, lập trình viên am hiểu ngôn ngữ lập trình và framework. Đây là điều kiện tiên quyết giúp họ thích nghi dễ dàng với ngôn ngữ lập trình và nhiều hệ điều hành khác nhau.
Tuy nhiên, để trở thành kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải biết chuyên sâu tối đa là một ngôn ngữ lập trình. Sẽ rất tốt cho sự phát triển nghề nghiệp của bạn nếu tích cực học thêm 2-3 ngôn ngữ lập trình khác để có được nhận thức chính xác về các điểm khác biệt trong cách vận hành của chúng.
Tùy thuộc vào bản thân và vấn đề muốn giải quyết mà bạn có thể lựa chọn ngôn ngữ chính. Bạn cũng có thể lựa chọn ngôn ngữ được sử dụng phổ biến để phát triển.
Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu vì đây là phần chính của ứng dụng, phần mềm bởi dữ liệu thu thập được lưu giữ ngay tại đây. Người đảm nhận vị trí kỹ sư phần mềm cũng cần có kiến thức về cách tạo, xóa, cập nhật, chèn thêm bản ghi, cách tổ chức cơ sở dữ liệu, biết được cơ sở dữ liệu nào tốt hơn để sử dụng trong từng dự án,…
Trong công việc, kỹ sư phần mềm cần hiểu rõ cách hoạt động của cơ sở dữ liệu
Một sai lầm lớn trong quá trình sản xuất đó là triển khai và sử dụng các đoạn mã chưa được kiểm duyệt kỹ càng. Dù bạn không phải là Tester thì kỹ sư phần mềm cũng cần có khả năng kiểm tra, gỡ lỗi mã.
Việc kiểm tra ứng dụng, phần mềm yêu cầu họ phải xem xét và đánh giá kỹ lưỡng bởi chỉ cần lỗi nhỏ cũng có thể dẫn tới những vấn đề phức tạp. Việc xây dựng cấu trúc tư duy rõ ràng sẽ giúp họ dễ dàng rà soát lại từng khâu trong quy trình để phát hiện ra vấn đề còn tồn đọng. Đồng thời, kỹ sư phần mềm cũng cần tự đặt câu hỏi, thử nghiệm và kiểm tra ý tưởng nhiều lần để xây dựng nên phiên bản tốt nhất cho sản phẩm.
Tìm việc làm kỹ sư phần mềm ở đâu?
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm hiện nay rất lớn. Các bạn sẽ có nhiều cơ hội để tìm được việc làm này với mức lương hấp dẫn.
Nếu đang tìm kiếm cơ hội việc làm kỹ sư phần mềm, hãy truy cập ngay danh mục việc làm của VietnamWorks. Tại đây, tin tuyển dụng luôn được sàng lọc chặt chẽ, nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và luôn được cập nhật nhanh chóng nên bạn không mất nhiều thời gian cũng như không bỏ lỡ bất cứ cơ hội việc làm hấp dẫn nào.
VietnamWorks là trang web việc làm hàng đầu tại Việt Nam với hơn 5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Chúng tôi đã và đang kết nối việc làm từ 60 ngàn doanh nghiệp uy tín đến với hơn 5.5 triệu ứng viên chất lượng. Cơ sở dữ liệu ứng viên kinh nghiệm và nhà tuyển dụng uy tín của VietnamWorks là tài sản giá trị trong thị trường tuyển dụng cạnh tranh tại Việt Nam.
Ngoài ra, tại WowCV của VietnamWorks còn hỗ trợ ứng viên tạo CV trực tuyến chuyên nghiệp, ấn tượng và tìm việc làm theo tiêu chí của bạn. Với giao diện dễ nhìn, thiết kế khoa học, hiện đại, chắc chắn bạn sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi tìm việc tại trang tuyển dụng VietnamWorks.
Bên cạnh đó, tại danh mục HR Insider của vietnamworks.com còn chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm quý báu về tuyển dụng nhân sự, thị trường việc làm, lời khuyên hữu ích,… cho nhà tuyển dụng lẫn ứng viên tìm việc nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ kỹ sư phần mềm là gì cũng như những thông tin liên quan trong nghề. Chúc bạn vững vàng trên con đường trở thành một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp!
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC
VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.
Sự khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Ngày nay, chúng ta được đọc nhiều bí kíp về kỹ năng mềm, thậm chí, một bộ phận người đi làm chủ trương "mồm miệng đỡ chân tay". Có thật là kỹ năng mềm có thể "đỡ" được nhiều thiếu sót của kỹ năng cứng hay không? Thử nhìn từ góc độ của nhà tuyển dụng để biết được đánh giá của họ nhé.
Điểm khác biệt giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: - Kỹ năng cứng: kiến thức và khả năng nghiệp vụ mà nhân viên cần để thực hiện công việc một cách hiệu quả. - Kỹ năng mềm: những phẩm chất cá nhân giúp nhân viên thực sự phát triển tại nơi làm việc.
Kỹ năng cứng giúp xác định ứng viên giỏi trên giấy tờ, trong khi kỹ năng mềm cho thấy ứng viên nào có thể xử lý tốt trong đời sống thực tế. Điều này có nghĩa là bạn cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa kỹ năng cứng và mềm để có thể thành công trong vị trí của mình. Ví dụ: Bạn là một kỹ sư phần mềm. Bạn cần kỹ năng cứng là kiến thức về các ngôn ngữ lập trình (ví dụ: Java), cấu trúc dữ liệu, sửa lỗi phần mềm... Còn kỹ năng mềm hữu ích là: tinh thần hợp tác, thái độ giải quyết vấn đề, suy luận logic và khả năng quản lý thời gian.
Một số khác biệt chi tiết hơn giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm: Định nghĩa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
- Kỹ năng cứng hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật: là đặc thù của công việc, phù hợp với từng vị trí và cấp độ thâm niên. Nói cách khác, mỗi vị trí trong mỗi công ty sẽ yêu cầu một danh sách kỹ năng cứng riêng. Ví dụ: kế toán viên cần biết cách đối chiếu các bảng sao kê ngân hàng, trong khi kiến thức đó là không cần thiết đối với một lập trình viên. Đồng thời, việc đối chiếu là quan trọng đối với các kế toán viên cho dù họ ở cấp độ nhân sự nào, nhưng hoạch định ngân sách kinh doanh là một kỹ năng thường không bắt buộc đối với một kế toán cấp thấp.
- Kỹ năng mềm: là những đặc điểm chung, liên quan đến tính cách. Có một số kỹ năng mềm mà nhà quản lý mong muốn tất cả nhân viên đều có, bất kể vị trí hoặc chuyên môn. Trong khi một số kỹ năng mềm khác có ý nghĩa trong một số công việc nhất định và ít quan trọng hơn ở những công việc khác. Ví dụ: Các sếp đều mong muốn nhân viên có tinh thần hợp tác tốt, giao tiếp tốt với những thành viên khác trong nhóm. Nhưng kỹ năng kết nối và xây dựng mối quan hệ thì được ưu tiên ở những nhân viên bán hàng và tiếp thị hơn là các kỹ thuật viên. Tương tự, khả năng lãnh đạo là cần thiết đối với các cấp quản lý bất kể họ thuộc bộ phận nào.
Đánh giá kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Đánh giá kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Các kỹ năng cứng có thể được nhà tuyển dụng đánh giá trước thông qua CV, portfolio, các bài kiểm tra đầu vào và các câu hỏi phỏng vấn. Kỹ năng mềm được họ đánh giá bằng cách đặt các câu hỏi phỏng vấn tình huống, bài kiểm tra kỹ năng mềm hoặc bài trắc nghiệm tính cách (thường được thông báo trước quá trình tuyển dụng).
Đo lường kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Kỹ năng cứng có thể đo lường được và có thể được mô tả bằng các con số, các gạch đầu dòng hoặc bảng đánh giá Có / Không. Trong khi đó, các kỹ năng mềm thường vô hình, khó định lượng và thường được mô tả bằng các thang đo định tính. Ví dụ: Một nhân viên bán hàng có thể là: - Một người sử dụng xuất sắc phần mềm thanh toán, quản lý kho.. - Một người giao tiếp tốt, có thể giải thích rõ ràng các lợi ích của sản phẩm cho khách hàng tiềm năng.
Phát triển kỹ năng cứng và kỹ năng mềm Chúng ta có thể phát triển các kỹ năng cứng thông qua giáo dục và thực hành tại chỗ, trong khi kỹ năng mềm thì cần được rèn luyện qua kinh nghiệm sống xuyên suốt cuộc đời. Ví dụ: Các nhân viên tiếp thị có thể học các kỹ thuật và công cụ tiếp thị bằng cách tham gia một khóa học, và phát triển kỹ năng hợp tác của mình bằng cách tham gia vào một đội bóng đá.