Các game thủ chắc chắn không nên bỏ lỡ cơ hội lớn này.
Bước 8: Vẽ chi tiết hàng mi dưới
Với một đường cong nằm ngang và một đường dọc nhỏ ngắn
Bước 19: Tạo bóng cho mống mắt – 2
Sử dụng bút chì 8B thêm một lớp chì khác trong các khu vực được đánh dấu. Bạn có thể tạo hình theo sở thích cá nhân
Bước 20: Thêm một số chi tiết để làm mắt long lanh hơn: ngôi sao,… và hoàn tất.
Nữ sinh Trung học - Azumanga Daioh (tiếng Nhật: あずまんが大王, Hepburn: Azumanga Daiō?, nghĩa là "Đại vương Azumanga") là một loạt manga yonkoma hài do tác giả Azuma Kiyohiko viết và vẽ minh họa; bộ truyện đã được đăng từng số trên tạp chí Dengeki Daioh của MediaWorks từ năm tháng 2 năm 1999 đến năm 2002. Ba chương mới thêm được xuất bản trong Monthly Shōnen Sunday của Shogakukan vào tháng 5 năm 2009 để kỷ niệm 10 năm ra mắt của manga. Manga phiên bản tiếng Anh được phát hành lần đầu cho ADV Manga, và phát hành lại sau đó cho Yen Press. Tại Việt Nam, TVM Comics đã được cấp phép bản quyền phát hành manga dưới từ đề tiếng Việt chính thức là "Nữ sinh Trung học",[2] và phiên bản anime từng được Công ty Cổ phần Truyền thông Trí Việt (TVM Corp.) mua bản quyền phát sóng trên HTV3 lần đầu từ ngày 1 tháng 9 năm 2008.
Loạt manga được vẽ với phong cách yonkoma, loạt manga diễn tả cuộc sống hằng ngày của các cô gái cùng lớp trong 3 năm học trung học của họ. Loạt manga được đánh giá cao về sự hài hước của nó với các nhân vật có tính cách khác người và Azuma Kiyohiko được khen như "Bậc thầy của phong cách yonkoma" vì cả phong cách vẽ cũng như cốt truyện vừa vặn của nó.
Loạt manga được J.C.Staff chuyển thể thành anime và phát sóng từ ngày 8 tháng 4 đến 30 tháng 9 năm 2002 trên kênh TV Tokyo và AT-X. Các anime được chiếu dưới dạng từng đoạn phim ngắn 5 phút mỗi ngày, và cuối cùng là toàn bộ tập phim dài 25 phút vào cuối tuần, tổng cộng là 130 đoạn phim ngắn được tập hợp thành 26 tập phim. Starchild Records đã phát hành các tập tổng hợp dưới dạng DVD và Universal Media Disc (UMD), các đoạn phim ngắn 5 phút có thể được phân biệt bởi các tiêu đề của chúng.
Tiêu đề của tác phẩm này không hề liên quan đến cốt truyện. Azumanga là kết hợp giữa tên của tác giả là Azuma và manga, còn Daioh là tên của tạp chí đầu tiên đã đăng loạt manga này là Dengeki Daioh[3]. Trong anime Daioh cũng được sử dụng trong phần giới thiệu các tập tiếp theo, nhưng trong anime nó lại mang nghĩa khác là "đại vương".
Azumanga cũng là cách gọi chính cho các tác phẩm khác do Azuma Kiyohiko thực hiện[1]. Hai bộ tập hợp khác của Azuma vẽ giới thiệu cho các hộp đĩa của Pioneer Entertainment cũng được gọi là Azumanga và Azumanga 2 phát hành năm 1998 và 2001[4][5]. Azumanga sau đó cũng được tái bản với phiên bản cỡ nhỏ hơn với tên Azumanga Recycle[6].
Azumanga Daioh ghi lại cuộc sống hàng ngày của một trường trung học vô danh Nhật Bản gồm sáu nữ sinh và hai giáo viên của họ: thần đồng nhí, Chiyo Mihama và cuộc đấu tranh của cô để hòa nhập với những cô gái hơn cô năm tuổi; Sakaki thích những động vật nhỏ nhắn dễ thương nhưng lại bị chúng ghét, Ayumu "Osaka" Kasuga đần độn với góc nhìn lệch lạc về thế giới; Koyomi "Yomi" Mizuhara mệt mỏi với người bạn thân khó chịu; Tomo Takino, người có nghị lực bị cạnh tranh chỉ bởi sự thiếu ý thức của cô; Kagura thể thao và sự cạnh tranh một chiều của mình với Sakaki; giáo viên chủ nhiệm của họ, Yukari Tanizaki; và bạn của cô, giáo viên thể dục Minamo "Nyamo" Kurosawa.
Các nhân vật phụ bao gồm Kimura-sensei, một giáo viên quái dị với tính cách biến thái và Kaorin, một nữ bạn cùng lớp có tình cảm với Sakaki.
Những học sinh này có nhiều tính cách khác nhau.
Azumanga Daioh được vẽ và minh họa bởi Azuma Kiyohiko, gần như toàn bộ được trình bày với phong cách yonkoma. Các chương đã được đăng trên tạp chí Dengeki Daioh của MediaWorks từ tháng 2 năm 1999 đến tháng 5 năm 2002 sau đó tập hợp lại thành 4 tankōbon[7]. Mỗi tankōbon là một năm trong cuộc sống của các nhân vật[8]. Shogakukan đã tiến hành tái bản thành ba tập trong dịp kỷ niệm 10 năm ra đời của loạt manga này[9], với tập đầu bao gồm năm đầu nhập học và thứ hai của các nhân vật phát hành vào ngày 11 tháng 6 năm 2009[10]. Các tập tái bản có thêm 16 trang các mẫu truyện thêm đã được đăng trên Monthly Shōnen Sunday từ tháng 5 năm 2009 với tên Azumanga Daiō Hoshūhen (あずまんが大王·補習編)[11][12].
Tại châu Á loạt manga được đăng ký bản quyền với các ngôn ngữ khác nhau như Việt Nam bởi TVM Comics[13], Hàn Quốc bởi Daiwon C.I.[14], Thái Lan bởi Negibose Comics[15] và Đài Loan bởi Tong Li Publishing[16].
ADV Manga đã đăng ký bản quyền phiên bản tiếng Anh của loạt manga này tại thị trường Anh và Bắc Mỹ và cũng đã phát hành bốn tập từ năm 2003 đến năm 2004. ADV sau đó đã tái bản loạt manga này thành gói trọn bộ phát hành vào ngày 07 tháng 11 năm 2007[7]. Năm 2009 Yen Press đã mua lại bản quyền phiên bản tiếng Anh tại thị trường Anh và Bắc Mỹ và phát hành phiên bản dịch tiếng Anh riêng dưới dạng gói trọn bộ vào tháng 12 năm 2009[17]. Tại châu Âu loạt manga này cũng được đăng ký bản quyền với các ngôn ngữ tại các nước khác nhau như Pháp bởi Kurokawa[18], Đức bởi Tokyopop[19], Tây Ban Nha bởi Norma Editorial[20] và Phần Lan bởi Punainen jättiläinen[21]
Phiên bản phim hoạt hình của bộ truyện được sản xuất bởi J.C.Staff và phát sóng trên truyền hình từ ngày 8 tháng 4 năm 2002 đến ngày 30 tháng 9 năm 2002.[22] Bộ phim được phát sóng trên các kênh TV Tokyo, TV Aichi, TV Osaka, và AT-X theo dạng từng đoạn phim ngắn 5 phút mỗi ngày, và cuối cùng là toàn bộ tập phim dài 25 phút vào cuối tuần - tổng cộng là 130 đoạn phim ngắn được tập hợp thành 26 tập phim.[23] Các tập phim sau khi được biên tập - đây là phiên bản duy nhất hàm chứa tựa phim và đoạn giới thiệu danh sách thành viên tham gia phim ở cuối mỗi tập - được phát hành dưới dạng 6 đĩa DVD trong năm 2003 và 9 Universal Media Disc từ năm 2005 đến 2006 bởi Starchild Records, và một bộ đĩa DVD toàn tập được phát hành vào ngày 24 tháng 6 năm 2009;[24] các đoạn phim ngắn 5 phút có thể được phân biệt bởi tiêu đề riêng của chúng.
Ngoài bộ anime ra còn có hai chuyển thể anime khác là Azumanga Daioh: Gekijou Tanpen và Azumanga Web Daioh. Gekijou Tanpen là một đoạn giới thiệu dài 6 phút cho bộ anime dùng để chiếu trong các rạp phim[25]. Web Daioh cũng là một tập giới thiệu ngắn xuất hiện trong một thời gian trên trang web chính thức của Azumanga Daioh dùng để kích thích sự tò mò của khán giả [26], nó ban đầu dùng để đánh giá sự quan tâm của khán giả nếu nhận được quan tâm đến một mức nào đó thì sẽ tạo một website chuyển thể anime để xem trực tuyến và sẽ chuyển thể từ từ, tuy nhiên do khán giả yêu cầu quá nhiều nên việc tạo website xem trực tuyến đã bị hủy bỏ và thay vào đó là sản xuất hẳn một bộ anime và chiếu trên truyền hình. Hai chuyển thể này có diễn viên lồng tiếng và sử dụng nhạc khác với bộ anime[26].
TVM đã đăng ký bản quyền tại Việt Nam[27], ADV Films thì mua bản quyền phát hành tại thị trường Bắc Mỹ[28]. Sáu đĩa DVD có chứa cả Gekijou Tanpen[25]. Các phiên bản ngôn ngữ khác cũng được đăng ký bản quyền như Madman Entertainment đã đăng ký bản quyền tại Úc và New Zealand, Hà Lan bởi Kaze Animation S.A., Pháp bởi Kaze, Tây Ban Nha bởi Xtysus và Đài Loan bởi Mighty Media.
Tập phim ngắn có bài hát chủ đề là Sarabai! (サラバイ!) do Kaneda Tomoko trình bày bài hát này đã phát hành trong đĩa CD đính kèm trong phiên bản DVD của phim chứa các bản nhạc dùng trong phim này phát hành trong tháng 1 năm 2002.
Bộ anime có hai bài hát chủ đề một mở đầu và một kết thúc. bài hát mở đầu có tựa Soramimi Cake (空耳ケーキ) do Oranges & Lemons trình bày, bài hát kết thúc có tựa Raspberry Heaven cũng do Oranges & Lemons trình bày. Đĩa đơn chứa hai bài hát đã phát hành vào ngày 24 tháng 4 năm 2002. Một bộ 8 đĩa đơn mỗi đĩa chứa các bài hát của một nhân vật cũng đã được phát hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2002.
Lantis đã phát hành vài album nhạc của bộ anime trong đó có hai album Azumanga Daioh Original Soundtrack với các bản nhạc dùng trong anime và các bài hát chủ đề, hai album tổng hợp và Vocal Collection với các bài hát do các nhân vật trình bày. Hầu hết các album đều xuất hiện trên bảng xếp hạng Oricon tại Nhật Bản với hạng album cao nhất là hạng 68 thuộc về Tribute to Azumanga Daioh[29] và hạng đĩa đơn cao nhất là hạng 36 thuộc về Soramimi no Cake/Raspberry Heaven[30].
Hai artbook cho bộ anime là Azumanga Daioh the Animation Visual Book 1 (あずまんが大王 THE ANIMATION ビジュアルブック(1)) và Azumanga Daioh the Animation Visual Book 2 (あずまんが大王 THE ANIMATION ビジュアルブック(2)) đã phát hành vào ngày 26 tháng 8 năm 2002 và ngày 10 tháng 12 năm 2002[31][32].
Ba trò chơi điện tử dựa theo Azumanga Daioh đã được phát hành. Bandai đã phát hành trò Azumanga Donjyara Daioh có yếu tố giống như mạt chược cho hệ PlayStation vào ngày 18 tháng 4 năm 2002[33][34]. Taito Corporation đã phát hành trò Azumanga Puzzle Daioh chỉ dành cho hệ máy cầm tay với yếu tố bắn bong bóng vào ngày 01 tháng 6 năm 2002[35]. King Records đã phát hành trò Azumanga Daioh Advance cho hệ Game Boy Advance với yếu tố chơi bài vào ngày 25 tháng 4 năm 2003[36].
Tại Nhật Bản, Azumanga Daioh đã lọt vào danh sách đề nghị tại Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản lần thứ 6 năm 2002[37]. Loạt manga đã lọt vào danh sách 25 manga bán chạy nhất năm 2006 của Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông Nhật Bản[38].
Phiên bản tiếng Anh của loạt manga cũng nhận được nhiều nhận xét tích cực. Tại Manga: The Complete Guide, Jason Thompson đã đánh giá "hài hước hấp dẫn" và "bậc thầy thầm lặng của phong cách yonkoma", ông khen ngợi loạt manga chọn thời điểm gây cười rất tốt cũng như các lời nói đùa rất hay. Ông thấy điểm nhấn của tác phẩm là "khả năng miêu tả nhân vật" của nó, nhưng đồng thời cũng nói rằng bản chất moe cùng các trò đùa của nó có thể làm bực mình một số độc giả[39].