Chương trình xây dựng Thương hiệu ngành cao su Việt Nam do Hiệp hội Cao su Việt Nam (Hiệp hội) thực hiện thông qua hình ảnh Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber” (NHCN) đã bước sang năm thứ 6, là năm COVID-19 thứ 2 với nhiều tác động nghiêm trọng đến thị trường hàng hóa.
TCDN - Theo yêu cầu của Nhật Bản, nhãn tươi Việt Nam khi xuất sang thị trường này phải xử lý lạnh trong điều kiện 1,3 độ C và có thời gian bảo quản tối thiểu 13 ngày.
Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản vừa công bố chính thức trên trang web của Chính phủ nước này về việc quả nhãn tươi Việt Nam được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.
Trước đó, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản cũng đã gửi văn bản thông báo đến Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) về việc đồng ý cho phép nhập khẩu quả nhãn tươi Việt Nam vào thị trường này.
Nhãn tươi Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Hiện nay, Nhật Bản đã chủ động cử đoàn chuyên gia và đang có mặt tại Tp.HCM trực tiếp kiểm tra một số vùng trồng và cơ sở đóng gói nhãn tươi xuất khẩu vào Nhật Bản.
Theo yêu cầu của Nhật Bản, nhãn tươi Việt Nam xuất sang thị trường này phải xử lý lạnh trong điều kiện 1,3 độ C và có thời gian bảo quản tối thiểu 13 ngày. Hiện tại ở Việt Nam có 3 cơ sở xử lý nhãn sấy lạnh, trong đó 2 cơ sở ở phía Nam và 1 cơ sở ở phía Bắc.
Như vậy nhãn là loại trái cây tươi thứ 4 của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, sau thanh long, xoài Cát Chu và vải.
Trước đó, chanh leo, sầu riêng, chuối và khoai lang với các quy định tạm thời và nghị định thư được ký kết để xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Quả chanh và bưởi cũng vừa được phép xuất khẩu vào thị trường New Zealand.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, thời gian tới, Cục Bảo vệ thực vật sẽ triển khai tập huấn, hướng dẫn cho các địa phương và các bên liên quan quy định của Trung Quốc, New Zealand và Nhật Bản về các yêu cầu nhập khẩu đối với khoai lang, chanh, bưởi và nhãn. Sau trái nhãn, Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán để xuất khẩu trái bưởi vào thị trường Nhật Bản.
(CTTĐTBP) - Nhật Bản đã chính thức cấp phép cho trái nhãn Việt Nam nhập khẩu vào thị trường này sau 6 năm đàm phán, mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt năm 2023. Hơn 10 tấn nhãn tươi đầu tiên của Công ty trái cây Hoàng Phát đóng tại tỉnh Long An vừa được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mở ra cơ hội tăng trưởng cho trái cây Việt trong năm 2023.
Việt Nam xuất khẩu trái nhãn đạt hơn 14 triệu USD trong năm ngoái, tăng gần 2,5 lần so với năm 2022, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan.
Đây là loại trái cây có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn thứ hai trong năm 2023, sau sầu riêng. Trong đó, Trung Quốc, Australia, Thái Lan và Nhật Bản là những nước "chuộng" trái nhãn Việt nhất.
Với thị trường Thái Lan, năm ngoái, Tập đoàn Central Retail - đại gia bán lẻ của nước này - cũng đẩy mạnh xuất khẩu nhãn Việt sang Thái. Ông Paul Le, Phó chủ tịch Central Retail tại Việt Nam, cho biết người tiêu dùng Thái Lan rất thích trái nhãn của Việt Nam. Sản lượng nhãn được tập đoàn này xuất khẩu sang Thái năm 2023 tăng khoảng 40% so với 2022.
Nhãn Ido - một giống nhãn của Thái Lan - tại nhà vườn miền Tây. Ảnh: Linh Lam
Năm 2023, giá nhãn xuất khẩu của Việt Nam ổn định. Hiện, giá nhãn Ido - một giống nhãn từ Thái Lan - được các thương lái mua tại vườn dao động 16.000-18.000 đồng một kg. Với mức giá này, nông dân thu lãi 8-15 triệu đồng một sào (1.000 m2).
Đánh giá về tiềm năng của quả nhãn thời gian tới, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho rằng Trung Quốc là thị trường tiêu thụ trái nhãn Việt nhiều nhất và nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này rất lớn. Do đó, nếu tận dụng được lợi thế và nâng cao tiêu chuẩn với hàng xuất khẩu, quả nhãn của Việt Nam sẽ ngày càng thu hẹp khoảng cách với nhãn Thái tại thị trường tỷ dân này.
Hiện, nhãn nằm trong top 5 cây ăn quả có diện tích lớn nhất cả nước với hơn 80.000 ha và sản lượng bình quân khoảng 600.000 tấn một năm.