Nguồn Của Luật Việt Nam

Nguồn Của Luật Việt Nam

“Nguồn của pháp luật là tất cả các căn cứ được các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ sở để xây dựng, ban hành, giải thích pháp luật cũng như để áp dụng vào việc giải quyết các vụ việc pháp lý xảy ra trong thực tế”.

Các loại nguồn của Luật lao động Việt Nam:

Còn nguồn chủ yếu của Luật lao động chỉ bao gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật.

– Các văn bản luật bao gồm Hiến pháp (Đây là bộ phận cấu thành không thể thiếu, làm cơ sở để xác định các nguyên tắc, các nội dung định hướng cơ bản của luật lao động), Bộ luật lao động (Bộ luật Lao động năm 1994 sửa đổi bổ sung năm 2006, 2007; Bộ luật Lao động năm 2012; Bộ luật Lao động năm  2019) và các luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, =Luật hợp tác xã, Luật công đoàn, Luật đầu tư,…

– Các văn bản dưới luật như pháp lệnh (văn bản do ủy ban thường vụ quốc hội ban hành) , nghị định, nghị quyết của Chính phủ, thông tư, chỉ thị,…

Cụ thể, nội dung các loại căn cứ pháp luật lao động như sau:

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nghĩa vụ của Nhà nước phải thực hiện và được quy định trong Khoản 2, Điều 57, Hiến pháp năm 2013. Mặc dù quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đã được nhiều đạo luật ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện như Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006… nhưng đây là lần đầu tiên, sự khẳng định nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo vệ quyền của người lao động đã được ghi nhận trong lịch sử lập hiến và là hành lang pháp lý quan trọng buộc các đạo luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật phải tuân thủ và đưa ra các biện pháp bảo vệ và bảo đảm thực hiện trong thực tế.

Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Lao động đã khẳng định quyền làm việc, được tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc của công dân, thừa nhận là một quyền tự nhiên của con người, được Nhà nước bảo đảm, hoàn toàn phù hợp với tinh thần chung của Công ước số 122 – Công ước về chính sách việc làm mà Việt Nam chuẩn bị tham gia.

Quyền được bảo đảm an sinh xã hội được ghi nhận . Đây là điều mới tiến bộ và thể hiện ở hai điểm mới: Thừa nhận chủ thể thụ hưởng quyền được bảo đảm an sinh xã hội là “Công dân” chứ không chỉ bó hẹp vào hai đối tượng là viên chức nhà nước và những người làm công ăn lương. Thuật ngữ “An sinh xã hội” chính thức được ghi nhận. Sử dụng thuật ngữ này mang tính khái quát cao, thể hiện sự phát triển trong kỹ thuật lập hiến, không còn kiểu liệt kê một vài quyền, ví dụ như thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội…

An sinh xã hội là một thuật ngữ có nội hàm rộng, là một khái niệm mở và gần đây ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người, điều chỉnh những nhóm quan hệ như: nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực cứu trợ xã hội, nhóm quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc y tế…

Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình, trước hết và chủ yếu là các trường hợp bị giảm sút thu nhập đáng kể do gặp rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, mất việc làm… Điều này là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành nên ngành luật an sinh xã hội mang tính tổng thể và đồng bộ, giúp cho người dân nói chung và người lao động nói riêng thực hiện quyền được hưởng an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sự công bằng và tiến bộ xã hội.

Nghĩa vụ của Nhà nước phải tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền được hưởng các điều kiện làm việc công bằng cho người lao động làm công ăn lương. Trước đây, vấn đề bình đẳng giới và một phần về điều kiện làm việc công bằng cho lao động nữ và nam (Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau) được quy định gộp. Theo đó, quy định về vấn đề bình đẳng giới và quy định về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi cho người lao động làm công ăn lương.

Hiểu một cách khái quát về quyền thụ hưởng các điều kiện làm việc công bằng là, với bất kỳ người lao động nào, dù là nam hay nữ, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo… khi thực hiện cùng một công việc, sẽ có các cơ hội được hưởng các điều kiện làm việc ngang bằng nhau, không thiên vị. Bên cạnh đó, chủ thể thụ hưởng quyền này rất rộng, không bị giới hạn trong vấn đề giới tính (lao động nữ, nam) mà còn là những người lao động làm công ăn lương khác như người lao động thuộc các dân tộc khác nhau, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau, …

Sự “nội luật hóa” các Công ước mà Việt Nam đã ký kết và tham gia, theo đó nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định. Quy định của Khoản này thể hiện ba nhóm nội dung chính bị nghiêm cấm thực hiện, bao gồm: nhóm các hành vi phân biệt đối xử; nhóm các hành vi cưỡng bức lao động và nhóm các hành vi sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu do luật định.

Trên cơ sở căn cứ pháp lý quan trọng này, các đạo luật chuyên ngành sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các nhóm hành vi bị nghiêm cấm này cùng với các biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện trong thực tiễn, thay vì chỉ có một số khẩu hiệu nghiêm cấm cho một số nhóm hành vi thuộc 3 nội dung nêu trên mà không có bất kỳ biện pháp chế tài bảo đảm thực hiện nào.

Bên cạnh quyền được bảo vệ sức khỏe, người lao động, không phụ thuộc vào lao động có quan hệ lao động hay lao động tự do, giới tính, thành phần giàu – nghèo trong xã hội, đều có quyền bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế. Với quy định “xương sống” như vậy, việc sửa đổi và ban hành các đạo luật chuyên ngành và các chính sách có liên quan đến bảo vệ sức khỏe của người dân trong thời gian tới là điều tất yếu nhằm hướng tới việc giảm bớt tình trạng thiếu công bằng về khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế.

Mở rộng các đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo. Trước đây, quy định các đối tượng là người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ; thì nay, nhiều đối tượng khác cũng được bổ sung như người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác. Theo đó, những người lao động thuộc các đối tượng này cũng là những đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp xã hội.

Vai trò của các nguồn Luật lao động:

Có thể thấy, căn cứ vào việc xác định phạm vi và định nghĩa về nguồn pháp luật nêu trên, những gì được xác định là căn cứ, cơ sở để xây dựng pháp luật nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý chung cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật lao động. Đối tượng áp dụng bao gồm : Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động; Người sử dụng lao động; Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

Các loại nguồn này quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.(Theo Điều 1 Bộ luật Lao động 2015).

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống trở thành yêu cầu cấp thiết, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và hiệu quả.

Nguồn gốc Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, tháng 6 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 14/2012/QH13 – Luật Phổ biến giáo dục pháp luật. Luật này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. Tại Điều 8 của Luật quy định: Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích của ngày này là nhằm tôn vinh Hiến pháp và pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân và doanh nhân.

Việc Quốc hội lựa chọn ngày 9/11 là ngày pháp luật vì vào ngày này cách đây 75 năm, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta – Hiến pháp năm 1946. Đây là một sự kiện chính trị-pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng mở đầu con đường phát triển mới của lịch sử lập hiến của đất nước. Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp năm 1946, nước ta đã có thêm 4 Hiến pháp (1959, 1980, 1992, 2013), những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đồng thời đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 9/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Năm 2024 là năm thứ 12 hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam. Việc tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng, làm cơ sở để triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, thiết thực nhiệm vụ chính trị, đóng góp thiết thực vào thành quả chung của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

The server name is not supported.

Hằng năm Công an tỉnh Kon Tum thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền pháp luật trong trường học

Nguồn gốc Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11

Ngày 09/11/1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ban hành, đánh dấu mốc son trong lịch sử lập pháp của Việt Nam.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc sử dụng công cụ pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Chính vì vậy, xuất phát từ tư tưởng của Người, năm 2012, Quốc hội đã lựa chọn ngày 9/11 làm Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gọi tắt là Ngày Pháp luật.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân, công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội. Từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp. Ở nước ta, ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta. Hiến pháp 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Theo đó, hàng năm ngày Pháp luật 9/11 đều được tổ chức với các ý nghĩa: Tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.

Ngoài phổ biến pháp luật đến các em học sinh, cán bộ chiến sĩ Công an tỉnh còn thường xuyên về cơ sở tuyên truyền để bà con hiểu và thực hiện theo pháp luật

Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn. Đồng thời đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân, công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày 9/11 được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật để không chỉ là một ngày mà phấn đấu sẽ là ba trăm sáu mươi lăm ngày trong một năm, mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.