Lạm Phát Ở Canada

Lạm Phát Ở Canada

Thôn Cẩm Thiết, xã Đại Đồng (huyện Thanh Chương) trước đây nổi tiếng bởi có hàng trăm lao động đi làm việc tại Lào. Người lâu đã gần 30 năm. Người ít hơn cũng có thâm niên vài năm có lẻ. Nhờ có lao động xuất ngoại, cuộc sống người dân trong làng mới dần ổn định, nhiều hộ khá, giàu…

Sau thất bại của phố đi bộ Trịnh Công Sơn (quận Tây Hồ), các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa đang tích cực mở rộng hoặc mở mới mô hình phố đi bộ gần hồ Thiền Quang, Ngọc Khánh, Hoàng Cầu.

Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cũng đồng tình với quan điểm: các địa phương cần khảo sát kỹ nhu cầu của nhân dân, điều kiện ở những vị trí dự kiến làm phố đi bộ và bài toán quản lý đặt ra khi đưa vào hoạt động. Đặc biệt là kinh nghiệm từ các mô hình thất bại, kể cả các mô hình thành công gặp khó khăn gì, để đúc rút, tránh hiện tượng phố đi bộ trở thành nơi chuyên bán hàng, ô nhiễm vệ sinh công cộng, nhếch nhác, kém văn hóa.

Việc các địa phương nỗ lực xây dựng thêm không gian phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân là rất đáng ngợi khen. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển “nóng” như hiện nay, càng cần sự tỉnh táo để tránh những tuyến phố đi bộ được tưng bừng khai trương, nhưng sau đó lại âm thầm chuyển đổi./.

Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây thành công nhờ đáp ứng nhu cầu văn hóa, lịch sử hài hòa với nhu cầu giải trí, ẩm thực và du lịch

Chị Tuyến băn khoăn về hiện tượng thương mại hóa quá mức ở các tuyến phố đi bộ Hồ Gươm và phố Trần Nhân Tông. Đơn cử như sự tràn lan của hàng rong và các dịch vụ xe điện, xe ắc quy, xe scooter tốc độ cao; hay biến không gian đi bộ thành hội chợ ăn uống mất trật tự và vệ sinh:

“Theo tôi, cơ quan chức năng cần quản lý chặt hơn những dịch vụ như vậy. Các con bị thói quen ra phố đi bộ là chơi những trò như vậy, mà không phát triển các trò chơi dân gian như ô ăn quan, đánh chuyền hay nhảy lò cò. Kể cả người lớn điều khiển xe điện nhưng vẫn có thể va chạm, và gây xích mích giữa các gia đình. Và tôi đồng tình với việc không nên tổ chức các gian hàng mang tính thương mại hóa cao quá, đi kèm với việc bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan sau hội chợ rất khó. Nó làm khung cảnh phố đi bộ rất nhem nhuốc”.

Trước thông tin quận Hai Bà Trưng mở rộng không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông-hồ Thiền Quang, quận Ba Đình dự kiến phố đi bộ hồ Ngọc Khánh, quận Đống Đa mở tuyến phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam, kết hợp không gian đi bộ hồ Hoàng Cầu, ga Cát Linh - Hà Đông, và hàng loạt tuyến đi bộ kết hợp ẩm thực khác, kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cho rằng, các địa phương cần làm tốt “đề bài”, tức là định nghĩa rõ mô hình, mục tiêu và điều kiện thực hiện, tránh hiện tượng làm theo phong trào.

“Định nghĩa làm rõ thì sẽ được đón nhận tốt. Chứ không nên theo phong trào kiểu quận này có quận kia cũng phải có, không nhất thiết phải ‘nặn’ ra. Cần tránh điều ấy. Cơ sở ấy có đủ điều kiện thành phố đi bộ không, hay ‘lên gân’ nhiều quá, không dựa vào bối cảnh thực tế có sẵn để nâng lên. Ví dụ phố cổ làm rất dễ dàng, có sẵn hàng quán lâu đời hai bên, có nhiều câu chuyện văn hóa hấp dẫn, chứ không phải chúng ta đặt một thứ, xong bày biện ra. Có khi không giải quyết được toàn bộ, mà phải ‘cấy’ vào nhiều quá các vấn đề”, Kiến trúc sư Ngô Doãn Đức cho biết.

Phố đi bộ Trần Nhân Tông chuẩn bị mở rộngphần không gian xung quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng). Hiện phần lòng đường phía trước cổng công viên Thống Nhất khá trống vắng người đi bộ.

Một số nhà chuyên môn quy hoạch kiến trúc cho rằng, phố đi bộ ở quận Tây Hồ thất bại vì chưa xác định được rõ chức năng, nhiệm vụ, chưa tạo được sức hút từ dịch vụ thương mại, chưa đồng bộ nhu cầu đi chơi thư giãn của người dân với các nhu cầu văn hóa khác; và chưa có nguồn lực để cải tạo nhà quanh phố đi bộ phù hợp với mục đích mới của khu vực.

Trong khi đó, chị Lê Hồng Tuyến, trú tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), thường xuyên dẫn các con đi chơi ở các tuyến phố đi bộ vào dịp cuối tuần. Đánh giá về tuyến phố đi bộ mới là Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), chị Tuyến ủng hộ việc tạo thêm các không gian vui chơi, giải trí cho người dân và trẻ nhỏ vốn đang rất ít ỏi.

Tuy nhiên, theo chị Tuyến, có một số bất cập về giao thông: “Nhược điểm lớn nhất ở phố đi bộ Trần Nhân Tông là thời gian cấm đường, chỉ một mặt còn lại sát hồ Thiền Quang dành cho 2 chiều ô tô, xe máy. Có những buổi trưa không hề có bố mẹ nào cho trẻ nhỏ ra đường đấy chơi cả. Vì công viên Thống Nhất bên cạnh đã là một không gian đi bộ rồi, không nhất thiết tràn ra và chiếm một mặt đường phía trước nữa."