Với nhiều nhà văn, Thăng Long - Hà Nội là một đề tài vô tận để họ thả hồn mình theo ngòi bút. Từ xa xưa, mảnh đất kinh kì Thăng Long đã đi vào những câu ca dao mê đắm lòng người. Cho đến hôm nay và mãi về sau, chắc chắn sẽ có nhiều tác phẩm nữa ngợi ca vẻ đẹp của Hà Nội. Là người Hà Nội, cả cuộc đời sống ở Hà Nội, nhà văn Thạch Lam có cái cảm nhận rất riêng về chốn thủ đô ngàn năm tuổi. Trong tác phẩm “Hà Nội 36 phố phuờng” ông nhìn Hà Nội không qua con mắt của một nhà nghiên cứu, mà qua con mắt của một nhà thơ, một người yêu Hà Nội như máu thịt mình vậy. Tất cả Hà Nội hào hoa và thanh lịch, Hà Nội bình dị mà lại quý phái hiện lên dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc của nhà văn. Dưới cái nhìn độc đáo của ông, Hà Nội của một thời hiện ra thật thú vị. Nó thú vị ngay từ những chủ đề mà tác giả tìm hiểu. Từ những quán hàng nổi tiếng với những món ăn chơi của nhà giàu cho đến những món ăn vô cùng bình dân, nhưng dưới ngòi bút của tác giả tất cả vẫn hiện lên đầy quyến rũ. Hà Nội ba sáu phố phường của Thạch Lam dành phần lớn số trang viết về nét văn hoá ẩm thực của người Hà Nội, đặc biệt là các loại quà Hà Nội. Đây là những trang viết đặc sắc nhất của ngòi bút Thạch Lam. Ông cho rằng: "Quà Hà Nội xưa nay vẫn có tiếng là ngon lành và lịch sự. Bao nhiêu ý tốt, tình hay gửi vào trong một chút quà nơi đô hội, món quà đem đến cho khắp nơi vị sành và trang nhã của ba sáu phố phường". Ông khẳng định: "Quà... tức là người". Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà ngòi bút của ông miêu tả thật kỹ lưỡng cái cách mà người Hà Nội làm các loại quà và thưởng thức chúng ra sao. Riêng một thứ quà của lúa non là cốm, ông viết: "Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê, nội cỏ Việt Nam". Rồi về cách thưởng thức cốm, ông viết: "Cốm không phải là thức quà của người ăn vội, ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ, người ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ; trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi thơm ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một, còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ." Trong tác phẩm của mình, nhà văn còn đề cập đến những số phận con người Hà Nội một thời, những con người bình dị mà vẫn toát lên vẻ hào hoa thanh lịch. Từ bà cụ bán xôi, cô Dần bán nước chè cho đến các cô me, tức là những cô lấy chồng Tây, họ dù ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn hiện lên cái phẩm chất đặc trưng của người đất kinh kì kẻ chợ. Rồi thì những phong tục tập quán một thời mà cho đến ngày nay đã lùi vào quá khứ, đã nhạt phai theo năm tháng, tác giả cũng kể ra những trang viết đặc sắc của mình. Còn rất nhiều, rất nhiều điều thú vị không thể kể hết ra ở đây. Dẫu không phải là một tác phẩm đồ sộ, không chọn ra những chủ đề to tát, song cuốn Hà Nội 36 phố phường của nhà văn Thạch Lam vẫn được nhiều thế hệ độc giả đón nhận một cách trân trọng. Đó không chỉ bởi vì tình cảm với một nhà văn nổi tiếng của đất kinh kì, mà trên hết vì đó là tình yêu vô bờ bến với mảnh đất thủ đô ngàn năm yêu dấu. Trong số những người yêu Hà Nội, tôi tin, Thạch Lam là người yêu Hà Nội hơn cả. Chỉ qua một tập tùy bút nhỏ, độc giả đã có thể thấy tâm hồn một Thạch Lam như đồng điệu với Thăng Long cổ kính, ngàn năm văn hiến, tinh tế và thanh lịch đến nhã nhặn, thanh tao. Nhà văn phố huyện Cẩm Giàng đôi khi chỉ cần vài ba dòng, vài ba câu mà gợi được cả hình ảnh về Hà Nội, không phải ở những khung cảnh sôi động, ồn ào, không phải ở những vấn đề xã hội gay gắt mà như một góc khuất lặng lẽ và chỉ người nào yêu Hà Nội lắm mới có thể nhận ra. Với một lối hành văn nhẹ nhàng, thanh thoát, Thạch Lam đã bất tử hóa những cái bình thường, làm rung động con tim người mến thương Hà Nội. Biết bao nghệ thuật trong một bức tranh nhỏ mà sắc nét về Hà Nội yêu dấu. Tác phẩm là lời nhắc nhở chúng ta cần chung tay bảo vệ, xây dựng thủ đô ngày càng giàu đẹp hơn. “Hà Nội băm sáu phố phường” đã thể hiện tấm lòng trân trọng của Thạch Lam đối với văn hoá và quá khứ của Hà Nội. Ai trong chúng ta cũng nên có trong tay cuốn sách - tập bút ký nổi tiếng này. Cuốn sách “ Hà Nội băm sáu phố phượng hiện đang có trên Thư viện nhà trường, rất mong được phục vụ thầy cô và các em. Buổi tuyên truyền giới thiệu sách đến đây là kết thúc Xin chân thành cám ơn sự quan tâm lắng nghe của các thầy cô giáo và các em học sinh. Hẹn gặp lại thầy cô và các em trong buổi giới thiệu sách lần sau!
Tên gọi tiếng Trung về 36 Phố phường Hà Nội
Nhắc đến Hà Nội 36 phố phường thì ai cũng biết đó là khu phố một thời sầm uất nhất đất kinh kỳ và cũng là mảnh đất chất chứa biết bao giá trị văn hóa lịch sử người Thăng Long & Việt Nam xưa. Cùng tham khảo cách đọc, tên Trung Quốc của khu phố cổ này nhé
Tên gọi tiếng Trung về di tích nổi tiếng trong phố cổ
Cùng SOFL học thêm tên gọi bằng tiếng Trung về những địa danh nổi tiếng khu vực phố cổ Hà Nội, một địa danh luôn được du khách Việt Nam và Quốc tế yêu thích nhé.
Nhà hát múa rối nước Thăng Long
Shēng lóng shuǐshàng mù’ǒu jùyuàn
Bạn đã biết tên gọi tiếng Trung về tên Phố phường Hà Nội chưa? Đừng quên mở rộng vốn từ vựng tiếng Trung mỗi ngày để cải thiện khả năng giao tiếp nhé. Chúc bạn có những bài học vui vẻ và bổ ích!