Gạo Dài Lao

Gạo Dài Lao

Công nhân cảng Mỹ Thới, TP Long Xuyên, An Giang đóng thùng container xuất khẩu gạo đi các nước châu Phi - Ảnh: B.ĐẤU

Gạo Basmati - “nữ hoàng của mùi hương”

Gạo Basmati là loại gạo Ấn Độ có mùi thơm đặc trưng, được xếp vào hàng gạo thơm nhất thế giới. Tên gọi của nó cũng xuất phát từ điều đặc biệt này, đó là sự kết hợp của 2 từ tiếng Hindi: Chữ bas có nghĩa là thơm và mati có nghĩa là queen - nữ hoàng nghĩa là nữ hoàng gạo thơm. Và người ta phân tích được trong loại gạo hạt dài này có một hợp chất hóa học có tên là 2-acetyl-1-pyrroline, cao gấp 12 lần nhiều hơn bất kỳ giống lúa gạo nào khác. Điều này mang lại hương vị tuyệt vời cho gạo Basmati truyền thống với những món cơm ngon, bổ dưỡng như: Cơm nghệ Tây, cơm trộn nước cốt dừa, cơm thảo mộc, thali, …

Bạn biết không, gạo Basmati truyền thống đã được trồng kể từ buổi bình minh của nền văn minh Ấn Độ. Phân bố ở các cánh đồng màu mỡ ở Pakistan, Ấn Độ và Bangladesh. Tuyệt vời hơn cả là vùng chân núi Himalaya thuộc miền Bắc nước Ấn. Nơi cây lúa cây lúa được nuôi dưỡng bởi những lớp phù sa giàu khoáng chất chảy từ đỉnh núi tuyết tan hòa vào những con sông bồi đắp cho những cánh đồng mùa lũ.

Đặc trưng của gạo Basmati truyền thống ​​là kích thước hạt dài hơn so với các loại gạo thông thường. Giá trị dinh dưỡng của hạt gạo gồm có: Tinh bột (thấp) không chứa gluten,giàu chất xơ hòa tan, khoáng chất thiết yếu cao, đặc biệt là chỉ số GI khá thấp,… Sau khi nấu thành cơm hạt gạo nở ra mềm, xốp, dài hơn nhưng không to hơn. Người Ấn cho biết, lúa Basmati truyền thống sau khi thu hoạch được phơi khô, lưu kho khoảng 2 năm để lúa được “lên tuổi” thì mới bắt đầu xay xát thành gạo, lúc này gạo sẽ ngon hơn, nấu cơm sẽ dễ và tốt hơn so với gạo mới.

Lý do mua sản phẩm tại công ty Tín Phúc Nghĩa (VOVE/Indianfoods):

Địa chỉ: 571/3H Cách Mạng Tháng 8, Phường 15, Quận 10, TP.HCM

Thời gian: T2-T7: 8:00 – 17: 30; CN: 8:00 – 12:00

Qua Zalo/ Call – Nhanh nhất qua Zalo

+ Khách Lẻ: 0916853968 – 0938711019

Thực phẩm Ấn Độ: https://indianfoods.com.vn/

Đặc sản Miền Tây Nam Bộ: https://www.khoca.com.vn/

Đặc sản Việt Nam và Thế Giới: https://vove.com.vn/

Cảm ơn quý khách đã ủng hộ VOVE/INDIANFOODS trong hơn 10 năm qua và chúng tôi hứa luôn hoàn thiện mình hơn nữa để luôn đem đến những sản phẩm tốt, Tử Tế nhất đến mọi nhà.

TP - Chỉ sau hơn 1 năm thực hiện chương trình đưa lao động 62 huyện nghèo đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhiều doanh nghiệp được cho là đã lợi dụng sơ hở của chính sách, lừa hàng trăm người nghèo tại hai huyện ở tỉnh Thanh Hóa, khiến hàng trăm hộ nơi đây lâm cảnh bần cùng.

Xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân) có tới 61,4% hộ nghèo. Cuối năm 2009, nghe lãnh đạo xã thông báo Cty Cổ phần Nhân lực Quốc tế Việt (Vilaco) chi nhánh Thanh Hóa về tuyển lao động đi làm việc tại Trung Đông, hai cha con ông Lương Mạnh Lường và Lương Văn Thanh ở làng Cống lên xã đăng ký.

Theo lời tư vấn của nhân viên Vilaco, người lao động (NLĐ) tham gia chương trình được ăn ở miễn phí, tiện nghi đầy đủ, lương cơ bản 275 USD/tháng (chưa tính thời gian làm thêm) và được vay tiền với lãi suất thấp từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH).

Sau khi đăng ký, hợp đồng và hồ sơ vay vốn được phía Vilaco chuẩn bị sẵn, ông Lường đặt bút ký. Ông Lường nhanh chóng được NHCSXH huyện Như Xuân cho vay 25 triệu đồng.

Trong căn nhà gỗ tuềnh toàng, chỉ có mỗi chiếc tivi cũ cùng mấy cái nồi méo mó, hai cha con ông Lường ngồi ngoảnh mặt ra sân. Nửa năm trôi qua, con ông vẫn chưa được xuất cảnh. Đã thế còn bị Vilaco giữ sổ hộ khẩu, sổ vay vốn và 25 triệu đồng.

Anh Lương Văn Thanh (con trai ông Lường) cho biết, sau khi đăng ký, Vilaco cho xuống TP Thanh Hóa để học định hướng. “Nói là giáo dục định hướng nhưng bọn em có được học hành gì đâu. Mấy chục con người bị nhốt trong một căn nhà và bị cấm tiệt không cho ra ngoài”- Thanh nói.

Được biết, cùng đi với Thanh đợt đó có 15 người cùng xã, nhưng đến nay, vẫn còn 11 người bị Vilaco giữ hết tiền và giấy tờ mà vẫn chưa xuất cảnh.

Tại huyện Thường Xuân, theo phản ánh của dân, có cả trăm hộ nghèo ở xã Luận Khê và Lương Sơn cũng lọt vào bẫy của Vilaco và Cty Gmas Thanh Hóa.

Ông Vi Thanh Xuân (xã Luận Khê), có con là Vi Văn Chính bị Vilaco giữ 45 triệu đồng vay từ NHCSXH huyện nhưng đến nay đã gần một năm, Vilaco chi nhánh Thanh Hóa vẫn chưa lo được cho con ông đi Trung Đông. “Đến giờ chúng tôi không biết phải gặp Cty này ở đâu để đòi tiền và giấy tờ trong khi sắp đến thời điểm phải trả tiền gốc và lãi cho ngân hàng” - Ông Xuân lo lắng.

Ông Lương Văn Long - Chủ tịch UBND xã Luận Khê cho biết: Hiện, Vilaco và Cty Gmas Thanh Hóa đang chiếm giữ gần 3,3 tỷ đồng của hơn 90 lao động. Tất cả số tiền này, người dân trong xã đều vay của NHCSXH huyện. Theo ông Long, việc này đã được xã báo cáo lên huyện nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Cũng tình trạng tương tự, tại xã Lương Sơn, Cty Gmas Thanh Hoá đã thu của 22 lao động nhưng đến nay vẫn chưa có ai được xuất cảnh. Anh Lê Văn Tình, người được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 45 triệu đồng để đi xuất khẩu lao động ở Malaysia nhưng hiện vẫn chưa thể bay, cho biết.

Chính quyền, ngân hàng tiếp tay?

Theo quy định, chi nhánh Vilaco ở Thanh Hóa và Cty Gmas Thanh Hoá chỉ có chức năng tuyển lao động, không được ký kết hợp đồng và thu tiền của NLĐ. Tuy nhiên, tại địa bàn huyện Như Xuân, Thường Xuân, cả hai đơn vị này đều trực tiếp ký hợp đồng với NLĐ và thu tiền.

Trong khi làm hồ sơ để được vay vốn, hai đơn vị này đều có sự gian dối. Hồ sơ vay vốn ghi XKLĐ sang Trung Đông nhưng thực tế một số lao động nghèo sau khi được vay vốn lại bị đưa sang Malaysia. Với thủ đoạn này, doanh nghiệp đã giúp người lao động thay vì chỉ được vay 25 triệu đồng (nếu đi Malaysia) đã được ngân hàng giải ngân 45 triệu đồng. Số tiền chênh lệch, hiện doanh nghiệp vẫn chiếm dụng.

Như trường hợp gia đình anh Vi Đức Thuận (thôn Làng Cống, xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân) được vay 45 triệu, Cty nói là đưa anh Thuận đi Trung Đông nhưng thực chất họ đưa đi Malaysia với chi phí chưa đến 20 triệu đồng. Đến nay, số tiền dư từ vay ngân hàng (khoảng 25 triệu đồng), Vilaco Thanh Hóa cũng chưa trả.

Sở dĩ người dân và chính quyền xã dễ bị lừa vì khi người của Cty Vilaco về tuyển lao động tại các xã thuộc Như Xuân có cầm theo thư tay của ông Đỗ Tất Thành - Trưởng phòng Lao động Việc làm huyện.

Trao đổi với phóng viên, ông Thành nói: “Tôi chỉ giới thiệu họ về tuyển lao động chứ không hề nói là Cty này được phép tham gia chương trình đưa lao động ở huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định 71 của Thủ tướng”.

Ông Nguyễn Văn Bảy - Giám đốc NHCSXH huyện Như Xuân thừa nhận: “Từ đầu năm đến nay, toàn huyện giải ngân 2,636 tỷ đồng cho vay đi XKLĐ; trong đó, đã giải ngân cho chi nhánh Vilaco tại Thanh Hóa hơn 1 tỷ đồng”.

Vì sao Vilaco Thanh Hóa không được phép tham gia chương trình XKLĐ huyện nghèo nhưng NHCSXH huyện vẫn giải ngân hơn 1 tỷ đồng (đa số các trường hợp cho vay đều vượt mức trần quy định)? Ông Bảy khẳng định, do Vilaco được UBND huyện cho phép tuyển dụng lao động trên địa bàn và Cty này có giấy phép tham gia chương trình huyện nghèo theo quyết định 71(?)...

Cuối cùng, khi không đưa ra được lý do thích đáng, ông Bảy thừa nhận là có nhiều Cty được giải ngân nhưng không đưa được lao động đi làm việc nước ngoài nên đã tạm dừng không cho các doanh nghiệp XKLĐ vay tiền, trong đó có chi nhánh Vilaco tại Thanh Hóa.

Còn ông Lê Doãn Vân - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thường Xuân trả lời rằng, Vilaco Thanh Hóa và Cty Gmas Thanh Hóa có đầy đủ điều kiện nên mới cho họ vay được. Tuy nhiên, khi phóng viên đề nghị xem các hợp đồng vay vốn thì ông Vân từ chối, với lý do “bí mật kinh doanh”(?).

Ông Nguyễn Hữu Dinh - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa cho biết, từ đầu năm 2010 đến nay, ba đơn vị gồm: Vilaco Thanh Hóa, Cty Gmas Thanh Hóa; Vilaco Nghệ An đã tuyển được 433 lao động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tổng số tiền mà Ngân hàng CSXH tỉnh Thanh Hóa giải ngân cho ba đơn vị này là 17,266 tỷ đồng.

Theo điều tra của phóng viên, cả ba đơn vị trên đều không nằm trong chương trình XKLĐ tại các huyện nghèo, nhưng lại được ngân hàng CSXH địa phương cho vay theo diện nghèo.