Gồm có 60 bài 7 chương và 1 phụ lục, cuốn sách sẽ hướng dẫn các bạn từng bước để trở thành một dự toán viên chuyên nghiệp, qua văn phong ngắn gọn và gần gũi.
File excel bảng dự toán xây dựng công trình
Download mẫu dự toán xây dựng công trình nhà ở tại đây
Download mẫu dự toán xây dựng công trình bệnh viện tại đây.
Download mẫu dự toán nhà cao tầng tại đây.
Dự toán xây dựng công trình khu chung cư
Và trên đây là những thông tin liên quan tới công việc dự toán xây dựng và các bước lập dự toán xây dựng đầy đủ nhất mà Vạn An Group cung cấp cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp được thêm nhiều kiến thức dành cho bạn và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có thắc mắc thông qua hotline 0968 675 102 hoặc Email: [email protected] để được hỗ trợ!
Kinh nghiệm: 13 năm ThS. KTS Phương Hữu Thơ là một kiến trúc sư được tôi luyện qua nhiều dự án lớn về thiết kế thi công khách sạn. Hiện tại anh là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc của Vạn An Group. Tận tâm, nhiệt huyết, uy tín và tài năng là những giá trị anh lan toả đến với Cán bộ công nhân viên cũng như khách hàng.
Phê duyệt dự toán xây dựng công trình
Thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 82 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụt thể như sau:
(1) Chủ đầu tư thẩm định các nội dung đối với bước thiết kế sau:
- Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện hình thức hợp đồng thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình;
- Thiết kế kỹ thuật trong trường hợp thiết kế ba bước;
- Thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế hai bước;
- Bước thiết kế khác ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
(2) Công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 83a Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) còn phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng theo nội dung quy định.
(3) Công trình xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến hoặc thẩm duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan.
(4) Đối với công trình xây dựng quy định tại mục (2), (3), cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(5) Công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình, sự tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc thẩm định.
(6) Chủ đầu tư phê duyệt bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở quy định tại mục (1). Chủ đầu tư được quyết định về việc phê duyệt đối với các bước thiết kế còn lại.
(7) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng phù hợp yêu cầu đặc thù quản lý ngành đối với công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh.
(Điều 14 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)
Nội dung dự toán xây dựng công trình
Nội dung dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Chi phí xây dựng: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
(2) Chi phí thiết bị: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có);...
(3) Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 30 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;
(4) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng, được quy định chi tiết tại Điều 31 Nghị định 10/2021/NĐ-CP;
(5) Chi phí khác: các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công;... nhưng không thuộc quy định tại (1), (2), (3), (4).
(6) Chi phí dự phòng: chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.
(Theo điểm b, c, d, đ, e, g khoản 2 Điều 5 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)
Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.
Điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
Dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công đã phê duyệt được điều chỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 135 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), cụ thể như sau:
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) khi:
+ Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;
+ Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;
+ Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;
+ Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.
+ Khi điều chỉnh chủ trương đầu tư dẫn đến phải điều chỉnh dự án
- Được phép thay đổi, bổ sung thiết kế không trái với thiết kế cơ sở hoặc thay đổi cơ cấu chi phí dự toán xây dựng nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt;
- Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trong đó, dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm phần dự toán xây dựng công trình không điều chỉnh và phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. Các nội dung liên quan đến phần dự toán xây dựng công trình điều chỉnh phải được thẩm định theo quy định tại Điều 13 Nghị định 10/2021/NĐ-CP.
Trường hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh vượt dự toán đã phê duyệt nhưng không vượt tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt, chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư chấp thuận trước khi phê duyệt.
(Điều 15 Nghị định 10/2021/NĐ-CP)
Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào? Thẩm định dự toán xây dựng công trình của chủ đầu tư bao gồm các nội dung gì?
Nội dung dự toán xây dựng công trình bao gồm các nội dung gì? Chi phí thiết bị trong dự toán xây dựng công trình được xác định như thế nào?
Dự toán xây dựng là một công việc quan trọng trong lĩnh vực xây dựng nhằm đảm bảo được tiến độ và ngân sách của dự án. Vậy dự toán xây dựng công trình là gì? Các bước lập dự toán xây dựng gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng Vạn An Group nhé!
Theo khoản 1 Điều 135 của Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), dự toán xây dựng công trình là tổng chi phí cần thiết để xây dựng công trình, thực hiện gói thầu và các công việc xây dựng.
Chi phí này được xác định dựa trên khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, các yêu cầu công việc phải thực hiện, cùng với các định mức và giá xây dựng.
Về cơ bản,dự toán xây dựng công trình ta đơn giản là ta phải có 3 thành phần chính :
Để có được danh mục khối lượng, ta dựa vào Bản vẽ thiết kế kỹ thuật để tính toán và đo bóc khối lượng, cùng với Định mức của công việc để lập Bảng danh mục liệt kê khối lượng các công tác cần thực hiện và đơn vị tính tương ứng.
Ví dụ, khi đo bóc khối lượng cho một cái móng bê tông, bảng cần liệt kê các công tác sau: Đào đất (m³, 100m³), Lắp đặt và tháo dỡ ván khuôn (m², 100m²), Lắp đặt cốt thép (kg, tấn), Đổ bê tông (m³), và cuối cùng là Lấp đất, đầm chặt (m³, 100m³).
Sau khi đã xác định được khối lượng công việc, bạn cần tính thêm đơn giá. Để tính được đơn giá, bạn cần ít nhất 4 loại số liệu: Định mức, giá vật liệu đến hiện trường, giá nhân công (tiền công hoặc tiền lương cho một ngày làm việc), và giá ca máy.
Định mức là mức hao phí tối đa để thực hiện một đơn vị công tác nào đó. Định mức của các công việc được quy định trong các thông tư của Bộ Xây dựng (mới nhất là Thông tư số 12/2021/TT-BXD).
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể không có công tác tương ứng hoặc công tác trong định mức không hoàn toàn phù hợp. Để giải quyết vấn đề này, cần thực hiện công tác tạm tính hoặc điều chỉnh công tác gốc của định mức. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức thực tế để điều chỉnh chính xác và quan trọng nhất là bảo vệ được quyền lợi của mình. Định mức sẽ được nhân với giá vật liệu, giá nhân công và giá ca máy để xác định chi phí trực tiếp.
Sau khi xác định được chi phí trực tiếp, ta cần xác định thêm các hệ số chi phí khác để đi đến giá trị cuối cùng.
Một số chi phí thường được tính bao gồm:
Chi phí gián tiếp: Chi phí chung, chi phí cho một số công tác không thể xác định từ thiết kế, chi phí lán trại và nhà tạm để ở và điều hành thi công.
Các chi phí này được quy định rất chi tiết trong các thông tư nền tảng, với các khung tỷ lệ dựa trên đặc thù của công trình (loại công trình, bước thiết kế, cấp công trình) và giá trị của công trình. Phần này tương đối phức tạp và đòi hỏi kinh nghiệm hoặc sự hỗ trợ từ các phần mềm dự toán.