Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ Trên Không 1972

Diễn Biến Chiến Dịch Điện Biên Phủ Trên Không 1972

Trận Điện Biên Phủ (tiếng Pháp: Bataille de Diên Biên Phu; phát âm: [bataj də djɛ̃ bjɛ̃ fy]), còn gọi là Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận đánh lớn nhất[7] trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất diễn ra tại lòng chảo Mường Thanh, châu Điện Biên, tỉnh Lai Châu (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân đội Liên hiệp Pháp (gồm Lực lượng Viễn chinh Pháp, Binh đoàn Lê dương Pháp, quân phụ lực bản xứ và Quân đội Quốc gia Việt Nam).

Tinh thần quyết chiến quyết thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ của đồng bào các dân tộc Tây Bắc

(TG) - Tối 3/5, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội đã khai mạc trình chiếu bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ" bằng công nghệ 3D Mapping” tại Tượng đài Cảm tử, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” bằng công nghệ 3D Mapping được trình chiếu từ 18h30 đến 23h từ ngày 3 - 7/5/2024 nhằm giúp mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước cùng hướng về Điện Biên Phủ để tưởng nhớ, tri ân và hồi tưởng lại những ngày tháng bi tráng, hào hùng của lịch sử dân tộc.

Đây là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, độc đáo trong không gian 360o, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m với tổng diện tích là 3.225m² tái hiện sống động hơn 4.500 nhân vật, khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ kết hợp với phần nghệ thuật sắp đặt, trưng bày các hiện vật.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, với mong muốn truyền tải trọn vẹn giá trị lịch sử tới người dân Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, hiểu thêm về những hy sinh to lớn của cha ông, hiểu hơn về giá trị của hòa bình và độc lập, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng UBND Thành phố Hà Nội đưa bức tranh này từ Điện Biên về Hà Nội thông qua công nghệ trình chiếu 3D Mapping. Đây là kỹ thuật sử dụng ánh sáng, hình ảnh, âm thanh để tạo hiệu ứng giúp người xem trải nghiệm bức tranh một cách sống động và chân thực nhất.

Theo Bộ trưởng, việc trình chiếu bức tranh 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” không chỉ là một trải nghiệm mà còn góp phần quảng bá, nuôi dưỡng sự trân trọng sâu sắc hơn với lịch sử, với cha anh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước.

Bức tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” bằng công nghệ 3D Mapping được trình chiếu từ 18h30 đến 23h từ ngày 3 - 7/5/2024.

Chương trình trình chiếu 3D Mapping bức tranh Panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” dự kiến qua 4 trường đoạn

Trường đoạn 1: Toàn dân ra trận- Hình ảnh người dân dắt xe thồ hỗ trợ tiền tuyến và những người chiến sĩ quả cảm kéo pháo lên đỉnh đồi chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ cùng với những tiếng hò dô khích lệ tinh thần nhau, xen kẽ vào đó là hình ảnh những bữa ăn đơn sơ của người lính.

Trường đoạn 2: Khúc dạo đầu hùng tráng- Những người lính tiến lên xung phong ra trận, cùng với những tiếng hô “xung phong” và hàng loạt tràng pháo mặt đất. Bên cạnh đó là hình ảnh những cán bộ quân y đang chăm sóc những người lính bị thương.

Trường đoạn 3: Cuộc đối đầu lịch sử - Người lính bò qua các hầm đào cùng với các hành động bắn súng, tiếng hô “xung phong” và những người lính tử trận trên chiến trường cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh.

Trường đoạn 4: Khúc khải hoàn mừng chiến thắng - Lá cờ Việt Nam tung bay phấp phới trên nắp hầm tướng DeCastries và các chiến sĩ dẫn giải tướng DeCastries và các tù binh ra khỏi hầm.

3D Mapping là kỹ thuật dùng ánh sáng để tạo hiệu ứng 3D cho bề mặt mà nó tiếp xúc nhằm tạo các khối hình ảnh trong không gian ba chiều. Có thể hiểu 3D mapping là sự kết hợp giữa 3D và công nghệ làm phim thông qua việc dựng mô hình có tỉ lệ kích thước giống hoàn toàn 100% so với vật thể thật, kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng 3D để trình chiếu cho người xem./.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, điểm phát triển đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng chiến thuật là xác định đúng thời cơ đánh đòn quyết định cuối cùng. Ta đã thành công với cách đánh "vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt", một hình thức chiến thuật tiến công quân địch phòng ngự trong công sự kiên cố làm cho địch suy yếu dần, tiến tới tiêu diệt toàn bộ chúng.

Để thực hiện phương châm "đánh chắc, tiến chắc" hiệu quả nhất, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội ta lựa chọn và thực hiện cách đánh chiến dịch sáng tạo và hợp lý với tên gọi ban đầu là chiến thuật "vây - lấn". Với chiến thuật độc đáo này, bộ đội ta đã không tập trung lực lượng đánh thọc sâu, không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến "đánh nhanh, giải quyết nhanh" dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm với hơn 16 nghìn quân tinh nhuệ và thiện chiến của Pháp án ngữ trong một tập đoàn cứ điểm mạnh được cho là "bất khả xâm phạm". Ta đã kịp thời kéo pháo ra, tổ chức lại trận địa, tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, tập trung binh hỏa lực tiêu diệt từng mục tiêu một, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm.

Đại tá Trần Ngọc Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự phân tích: "Với nghệ thuật "vây - lấn" bao quanh từng căn cứ một và bao quanh toàn bộ tập đoàn cứ điểm, trong lòng chảo Điện Biên Phủ có rất nhiều điểm cao, thì 49 cứ điểm đấy đều được án ngữ trên những điểm cao lợi hại nhất. Cho nên, bằng chiến thuật "vây - lấn" chúng ta tấn công những đỉnh cao, thắt chặt vòng vây. Bằng hệ thống giao thông hào mạng nhện, chúng ta không chỉ cô lập từng cứ điểm; cô lập từng cụm cứ điểm; mà còn làm đường để cho bộ đội tiếp cận mục tiêu".

Dựa vào hệ thống giao thông hào được đào bao quanh cứ điểm địch, bộ đội ta cứ lấn và tiến dần, sử dụng hỏa lực tiêu diệt từng lô cốt, ụ súng; lần lượt phá từng bãi mìn, từng hàng rào kẽm gai,... tiếp cận tới từng chân cứ điểm, cụm cứ điểm, rồi bất ngờ đồng loạt xung phong tiến công vào trung tâm của địch. Cách đánh này vừa hạn chế được tổn thất cho bộ đội trước sức mạnh và lưới lửa dày đặc của hệ thống hỏa lực địch; đồng thời làm cho quân địch luôn ở trong trạng thái hoang mang, căng thẳng, lo sợ, không biết đối phương sẽ tiến công vào lúc nào và từ hướng nào. Để có thể vây hãm và lần lượt tiến công tiêu diệt từng mục tiêu một, bộ đội ta đã thành công trong việc xây dựng hệ thống trận địa tiến công và bao vây chiến dịch.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng phân tích: "Thực hiện phương pháp này, bằng những hành động vây địch. Vây chặt xung quanh định và từng cụm điểm tựa, từng khu vực đến hình thành vây chặt các cứ điểm của địch, không cho địch thoát ra ngoài. Vòng vây đó được thực hiện bằng việc các chiến sĩ trong các đơn vị chiến đấu của ta đào thành những đường hào hàng trăm km khóa chặt địch lại, hằng ngày siết chặt lại, dồn lại định đánh chắc tiến chắc từng khu vực điểm cao và sau đó là đến trận quyết chiến cuối cùng ở giai đoạn 3 là tiêu diệt toàn bộ quân địch".

Đợt 2 Chiến dịch từ 30/3/1954 đến 30/4/1954, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lệnh cho các đại đoàn chủ lực tập trung lực lượng xây dựng trận địa tiến công và bao vây, các đường hào cơ động như những "vòi bạch tuộc" khổng lồ tiến dần đến sát từng cứ điểm địch, cùng với sự phối hợp của lực lượng pháo cao xạ khống chế bầu trời triệt đường tiếp tế, tiếp viện của địch. Bộ binh đào chiến hào vây lấn ở mặt đất, cao xạ bao vây xiết chặt vùng trời, cắt cầu hàng không.

Đại tá, cựu chiến binh Trần Liên, nguyên cán bộ tham mưu Trung đoàn Cao xạ 367 năm 1954 kể lại, thời gian này, địch phải thả dù tiếp tế 100-120 tấn hàng gồm: lương thực, thuốc men, đạn pháo, cối... mỗi ngày. Máy bay phải bay cao trên 3 nghìn mét nhưng vẫn bị cao xạ của ta bắn nên việc thả hàng của chúng không chính xác như dự tính. Phần lớn hàng tiếp tế rơi vào khu vực ta kiểm soát: "Đến đợt 2 là "vây-lấn". Bộ binh ta cứ đào hào vì lính vào nơi thì yếm hộ lực lượng này. "Vây - lấn" đến đâu thì ta dùng lực lượng pháo cao xạ để khép chặt vùng không phận. Cho nên Bác Giáp có Chỉ thị: "Nếu cắt đường tiếp tế của địch thì coi như là định sẽ thất bại". Có ngày tới 450 cái dù, thì 422 cái dù rơi vào khu vực ta. Dù ấy có lương thực, bánh mì, súng, đạn, pháo... Cái đó là quân ta thu được".

Chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài tới 56 ngày đêm, trong mọi địa hình, thời tiết. Để bộ đội ta có thể trụ vững và tiêu diệt được những lực lượng lớn hơn với một hệ thống phòng thủ kiên cố hơn là một câu hỏi lớn đặt ra cho Bộ Chỉ huy Chiến dịch và chỉ huy các đơn vị của ta ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, việc phát triển công sự chiến đấu thành một hệ thống trận địa tiến công và bao vây trong Chiến dịch Điện Biên Phủ chính là sự trả lời thỏa đáng cho câu hỏi đó. Với hàng trăm km giao thông hào và chiến hào, hàng vạn công sự dã chiến cho bộ đội và hỏa lực; hàng trăm hầm cứu thương, hầm chứa vũ khí, hậu cần... và cả hầm cho chỉ huy đã bảo đảm cho việc hạn chế tổn thất do hỏa lực địch, bảo đảm cho việc cơ động lực lượng và chiến đấu của bộ đội được liên tục cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện oanh kích và pháo kích ác liệt của địch.

Trận đánh cứ điểm 106 (đêm 1/4/1954), được coi là trận mở đầu của hình thức chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt". Tiếp đó là trận đánh các cứ điểm 105 và được hoàn thiện trong trận tiêu diệt quân địch ở cứ điểm 206, tạo thế và lực phát triển tiến công, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm địch.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự đánh giá: "Nghệ thuật quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam. Một trong số đó có nghệ thuật sáng tạo đầu tiên trong chiến dịch Điện Biên Phủ như là cách đánh "vây - lấn". Đây là một trong những sáng tạo mà từ thực tiễn của chiến trường Điện Biên phủ chúng ta sáng tạo ra cách này. Rõ ràng trong thực tế đã phát huy rất hiệu quả. Ngoài ra, còn các nghệ thuật quân sự khác chúng ta cũng kế thừa trong chiến dịch trước của cuộc kháng chiến chống Pháp".

Tại lòng chảo Điện Biên Phủ, chúng ta không chấp nhận một cuộc tổng giao chiến (dự kiến kéo dài trong 2 ngày 3 đêm) mà đã kịp thời thay đổi phương châm tác chiến từ "đánh nhanh, giải quyết nhanh" sang "đánh chắc, tiến chắc".

Với chiến thuật "vây, lấn tấn, triệt, diệt" ta đã tiến hành vây hãm dài ngày; triệt phá đường tiếp tế, xây dựng trận địa và đường cơ động cho pháo binh, đào hàng trăm km giao thông hào, bảo đảm cho bộ đội có thể tác chiến được trong mọi điều kiện. Vận dụng thành công chiến thuật "vây, lấn, tấn, triệt, diệt" cũng đã giúp tập trung được hỏa lực tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, trung tâm đề kháng,... tiến tới tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.