Để xác định được địa vị cũng như vị trí của một cá nhân trong xã hội cũng như trong các tổ chức chính trị, nghề nghiệp… thì thường nhìn vào chức danh của một cá nhân đó.
Các câu hỏi xoay quanh công ty luật hợp danh
7.1 Khi nào sẽ chấm dứt hoạt động của của tổ chức hành nghề luật sư?
Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như tự chấm dứt, hợp nhất hoặc sáp nhập thì chậm nhất là 30 ngày, tổ chức hành nghề luật sư phải thông báo bằng văn bản cho Đoàn luật sư, Sở Tư pháp ở địa phương (nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh).
Ngoài ra, trước thời điểm chấm dứt hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải thanh toán xong các khoản nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với nhân viên, luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.
Tổ chức hành nghề luật sư phải thực hiện xong các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng. Đối với các trường hợp nếu không thể thực hiện xong hợp đồng dịch vụ pháp lý thì phải thoả thuận với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ pháp lý đó.
Căn cứ theo Điều 47 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:
1. Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động;
c) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc tất cả các thành viên của công ty luật hợp danh, thành viên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;
d) Công ty luật bị hợp nhất, bị sáp nhập;
đ) Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên chết.
Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động như bị thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế, Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi giấy phép.
Trong thời gian 60 ngày (tính từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động) thì tổ chức hành nghề luật sư phải nộp đủ số thuế còn nợ và làm xong thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với luật sư hoặc nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.
Trường hợp chấm dứt hoạt động khi Giám đốc hoặc Trưởng văn phòng luật chết thì trong thời hạn 7 ngày, Sở Tư pháp sẽ ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh.
Trong vòng 7 ngày, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Cơ quan thuế và Đoàn luật sư ở địa phương nơi có trụ sở của chi nhánh về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Ngoài ra, giải quyết về quyền lợi tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
7.2 Khi nào tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư?
Căn cứ theo Điều 46 Khoản 1 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ việc tạm dừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:
1. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền tạm ngừng hoạt động nhưng phải báo cáo bằng văn bản về việc tạm ngừng và tiếp tục hoạt động với Sở Tư pháp, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, Đoàn luật sư ở địa phương nơi đăng ký hoạt động và nơi có trụ sở của chi nhánh, chậm nhất là mười ngày làm việc trước ngày tạm dừng hoặc tiếp tục hoạt động. Thời gian tạm ngừng hoạt động không quá hai năm.
Báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động có những nội dung chính sau đây:
a) Tên tổ chức hành nghề luật sư;
b) Số, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động;
d) Thời gian tạm ngừng hoạt động, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động;
e) Báo cáo về việc thanh toán nợ, giải quyết các hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng và hợp đồng lao động đã ký với luật sư, nhân viên của tổ chức hành nghề luật sư.
Ngoài ra, Sở Tư pháp có quyền yêu cầu tổ chức tạm ngừng hoạt động khi phát hiện tổ chức đó không có đủ điều kiện để hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật ban hành.
Trong thời gian tạm ngừng hoạt động thì tổ chức hành nghề luật sư phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ trước đó và nộp đủ số thuế còn nợ. Phải hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với người lao động (không tính các trừ trường hợp có thỏa thuận khác).
Hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký với khách hàng nhưng chưa thực hiện thì phải thỏa thuận lại với khách hàng về việc thực hiện hợp đồng đó. Tuy nhiên, nếu tổ chức hành nghề luật sư tạm ngừng hoạt động thì văn phòng giao dịch, các chi nhánh cũng phải dừng hoạt động.
Thông tin về công ty luật hợp danh là nội dung mà AZTAX muốn gửi đến bạn. Mọi thắc mắc về công ty các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến AZTAX để được giải đáp nhanh nhất nhé! Đừng quên theo dõi các bài viết bổ ích khác của AZTAX nhé!
Xem thêm: Công ty hợp danh có được giảm vốn điều lệ hay không?
Cơ cấu, trình độ, đạo đức nghề nghiệp của luật sư
Cơ cấu thành viên công ty luật hợp danh được phân loại theo những tiêu chí khác nhau như nguồn vốn đầu tư, mức độ, tỷ lệ chiếm giữ vốn góp và tư cách pháp lý của công ty. Mỗi loại thành viên có một địa vị pháp lý khác nhau trong quá trình thành lập, tồn tại và phát triển của công ty.
Năng lực và trình độ của luật sư góp phần rất lớn trong việc điều hành công ty. Luật sư khi hành nghề không chỉ là những nhà đầu tư thuần túy, mà họ còn là những luật sư cung cấp các sản phẩm dịch vụ pháp lý cao mang tính chuyên nghiệp hóa cho khách hàng.
Các luật sư của công ty hợp danh không chỉ đòi hỏi về năng lực, trình độ mà còn cần sự trung thành, cẩn trọng đối với cộng đồng vì công lý và mang tính nhân văn cao cả.
Xem thêm: Đặc điểm của công ty hợp danh
Từ vựng tiếng Anh về các chức danh nghề nghiệp thông dụng trong công ty:
– Section manager (Head of Division): Trưởng Bộ phận
– Personnel manager: trưởng phòng nhân sự
– Chief Financial Officer (CFO): giám đốc tài chính
– Representative: Người đại diện
– Department manager (Head of Department): trưởng phòng
– Deputy/Vice Director: Phó Giám đốc
– Chief Executive Officer (CEO): giám đốc điều hành
– Chief Information Officer (CIO): giám đốc thông tin
– Chief Operating Officer (COO): trưởng phòng hoạt động
– Labour / labor: người lao động (nói chung)
– Labour union / labor union: công đoàn
– Receptionist: Nhân viên lễ tân
– Expert: Chuyên viên / Chuyên gia
– Trainee / Intern Thực tập sinh
– Finance manager: trưởng phòng tài chính
– Accounting manager: trưởng phòng kế toán
– Production manager: trưởng phòng sản xuất
– Marketing manager: trưởng phòng marketing
– Employee: người làm công, nhân viên (nói chung)
– Officer (staff) : Cán bộ, viên chức
– Board of Directors: hội đồng quản trị
– Executive: thành viên ban quản trị
– President (Chairman): Chủ tịch
Quyền và nghĩa vụ của luật sư công ty luật hợp danh
Thành viên của công ty luật hợp danh có các quyền như nhận thù lao từ khách hàng, thực hiện dịch vụ pháp lý, thuê luật sư Việt Nam và luật sư nước ngoài hay nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư, hợp tác với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
Ngoài ra, luật sư công ty còn có quyền thành lập chi nhánh và văn phòng giao dịch trong nước, đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài và các quyền khác dựa theo quy định của điều lệ công ty và pháp luật có liên quan.
Căn cứ theo Điều 40 Luật luật sư 2006 số 65/2006/QH11 đã nêu rõ nghĩa vụ của luật sư trong công ty luật hợp danh cụ thể như sau:
1. Hoạt động theo đúng lĩnh vực hành nghề ghi trong Giấy đăng ký hoạt động.
Thực hiện đúng những nội dung đã giao kết với khách hàng.
Cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư.
Tạo điều kiện cho luật sư của tổ chức mình thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí.
Bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác.
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ là một quá trình hành động mà mỗi thành viên bắt buộc phải thực hiện, dù là đạo đức hay hợp pháp. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của pháp luật ban hành thì thành viên công ty luật phải thực hiện đúng theo quy định của điều lệ công ty.
Luật sư phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật. Nếu thành viên nào vì mục đích trục lợi cho cá nhân, tổ chức mà cố ý vi phạm sẽ bị pháp luật trừng trị nghiêm khắc. Trường hợp nhẹ thì sẽ phạt hành chính, nặng thì chịu án hình sự.
Xem thêm: Thành lập công ty trọn gói