Bát Tràng là điểm đến không hề xa lạ đối với các bạn trẻ ưa thích nét văn hóa truyền thống của làng nghề gốm sứ Việt Nam. Chỉ cách trung tâm Hà Nội chưa đầy 15km, đây chính là địa điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến dã ngoại cuối tuần.
Làng nghề chiếu cói làng Hới - Thái Bình
Làng nghề thủ công làm chiếu ở Thái Bình là một trong những nghề truyền thống Việt Nam có hẳn tên gọi riêng là nghề chiếu Hới. Tên gọi này bắt nguồn từ tên ngôi làng Hới thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình – trung tâm của nghề làm chiếu cói ở tỉnh này.
Sản phẩm nghề truyền thống tại Chiếu làng Hới có rất nhiều loại: chiếu cài hoa, chiếu đậu, chiếu trơn, chiếu cạp điều, chiếu đót, chiếu sợi xe,… với nhiều kích thước.
Một số làng nghề thủ công truyền thống sử dụng nguyên liệu chính để làm ra những chiếc chiếu nổi tiếng ở làng nghề chiếu cói Thái Bình là cói và sợi đay, hai nguyên liệu này được người dân trồng trực tiếp trong vùng và thu hoạch khi cần làm, vì vậy họ có thể kiểm soát được số lượng cũng như chất lượng đầu vào nguyên liệu.
Làng nghề truyền thống làng Hới thường dệt hình những bông hoa hồng, hoa sen, chân dung hoặc chữ thọ lên chiếu. Để thực hiện được những họa tiết này, nghề truyển thống làm chiếu đòi hỏi kinh nghiệm và sự sáng tạo của người dệt. Nhờ vậy, chiếu cói làng Hới luôn nổi bật hơn chiếu sản xuất ở các vùng khác nhờ chất lượng vượt trội, kỹ thuật đan điêu luyện.
Làng nghề thủ công làm chiếu ở làng Hới là một trong các làng nghề truyền thống ở miền Bắc tiêu biểu, có đại đa số người dân trong vùng vẫn làm nghề truyền thống.
Top 10+ làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt nam
Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội - là làng nghề truyền thống ở Việt Nam với nghề làm gốm từ lâu đời. Nơi đây là nguồn cung cấp đồ gốm sứ lớn nhất tại Việt Nam.
Làng nghề truyền thống này được hình thành từ thời Lý, sau hơn 500 năm tồn tại và phát triển, từ một làng nghề thủ công nơi đây đã trở thành trung tâm sản xuất gốm sứ có quy mô chuyên nghiệp, tuy vậy vẫn giữ được nét truyền thống mộc mạc cùng những giá trị nghệ thuật trong từng sản phẩm.
Gốm sứ là một trong số các sản phẩm thủ công Việt Nam đáng được tự hào và gìn giữ. Các bước để làng gốm sứ nổi tiếng Việt Nam làm ra một sản phẩm gốm sứ bao gồm:
Chọn đất: loại đất sét trắng có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám và độ chịu lửa ở khoảng 1650°C.
Xử lý, pha chế đất: xử lý đất thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau trong thời gian khoảng 3-4 tháng.
Tạo dáng sản phẩm: bằng phương pháp cổ truyền là tạo dáng đất trên bàn xoay (dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm), có khi đắp nặn một sản phẩm hoàn chỉnh hoặc đắp nặn từng bộ phận riêng biệt và chắp ghép lại.
Phơi sấy: Hong khô sản phẩm trên giá và để nơi thoáng mát, có thể đắp thêm đất để cắt tỉa tạo hình hoặc khắc sâu họa tiết trang trí trên sản phẩm.
Tạo hoa văn và phủ men: dùng bút lông vẽ họa tiết hoặc đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu,… Sau khi đã được trang trí, nghệ nhân phủ một lớp men tro hoặc men nâu lên bề mặt sản phẩm.
Nung gốm: Dùng rơm, rạ, tre, nứa, củi gỗ để đốt lò. Thời gian đốt lò kể từ khi bắt đầu nhóm lửa đến khi hoàn toàn tắt lửa kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm.
Những sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của Làng gốm Bát Tràng phải kể đến các loại bình gốm, bát hương, lọ hoa, bộ ấm chén, bát, đĩa, tượng gốm, tranh gốm. trong đó, bình gốm vốn là biểu tượng của làng gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam.
Làng nghề truyền thống Bát Tràng cũng là điểm du lịch thu hút vì sự độc đáo và nổi tiếng, đặc biệt không thu phí tham quan, hơn thế nữa, mọi người tới đây không chỉ được chiêm ngưỡng các nghệ nhân làm gốm mà còn được trực tiếp trải nghiệm làm ra những sản phẩm gốm đơn giản.
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, Làng Gốm Bát Tràng trở thành một làng nghề truyền thống nổi tiếng, một bảo tàng sống động, một biểu tượng văn hóa, di sản văn hóa của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung.
Nét đẹp dịu dàng của đất mẹ phù sa
An Giang không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn là nơi lưu giữ nhũng nét đẹp truyền thống, đậm đà văn hóa dân tộc Việt. Đây cũng chính là một trong những điểm thu hút khách du lịch của tỉnh thành miền Tây thuộc đồng bằng sông Cửu Long này.
Hầu như nhà nào cũng có những khung cửi để dệt những tấm vải may trang phục cho gia đình và để bán, làm cho thổ cầm Chăm ngày càng thăng hoa,trong đó có thổ cẩm Châu Giang.
Dệt Thổ Cẩm là một nghề truyền thống lâu đời của người Chăm ở Tân Châu ( An Giang ). Nguyên liệu để dệt là tơ sợi và nhuộm bằng màu tự nhiên từ mủ cây, vỏ cây và trái cây, làm cho màu sắc trên sản phẩm rất đặc biệt và bền. Hoa văn được dệt lên các đồ vật đều có ý tưởng sáng tạo từ truyền thống đến hiện đại càng làm tăng thêm giá trị nghề dệt nơi đây.
Cạnh bờ sông Hậu mênh mang của Đồng bằng sông Cửu Long trù phú có một làng nghề dệt chiếu rất lâu đời và ngôi chợ hơn 100 năm tuổi thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Chợ chiếu Định Yên còn được người dân địa phương gọi là chợ “ma” bởi sinh hoạt khá lạ lùng của nó!
Làng chiếu Định Yên là làng nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời. Những người bản địa cố cựu cũng không biết làng nghề có tự bao giờ. Theo các nhà nghiên cứu thì cư dân làng chiếu Định Yên có gốc gác từ đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Nam Định). Khi vào phương Nam, lưu dân đã mang theo nghề dệt chiếu truyền thống; các hoa văn, họa tiết và kỹ thuật dệt, in trên mặt chiếu đã chứng minh điều này.
Bên cạnh vẻ đẹp trù phú mà thiên nhiên ban tặng, Cần Thơ còn là nơi được mọi người biết đến bởi sự đa dạng phong phú về các làng nghề truyền thống được lưu truyền từ nhiều thế hệ. Một trong những làng nghề nổi tiếng đó là làng nghề chằm nón lá tại ấp Thới Tân A, huyện Thới Lai, Cần Thơ, với lịch sử hơn lâu đời hơn 70 năm.
Nơi đây không những mang nét trù phú của những làng xóm nép mình dưới rặng dừa mà còn mang dáng dấp xa hoa, lộng lẫy của đô hội sầm uất, chẳng thế mà ở đây lại nổi danh với câu ca: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều Có dòng sông đẹp với nhiều giai nhân”.
Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, nghệ thuật của ông cha ta chính vì vậy cần lưu giữ và phát triển. Nhiều làng nghề đang phát triển và vươn ra thế giới nhưng cũng có những làng nghề đang dần mai một. Cần có những biện pháp để hỗ trợ làng nghề có thêm cơ hội phát triển.
Trên đây là một số làng nghề truyền thống nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, tinh xảo mà
muốn được chia sẻ với bạn đọc, để chúng ta hiểu hơn về lịch sử, về văn hóa đất nước và cùng nhau gìn giữ những giá trị văn hóa này.
36 Phan Huy Ích, P15, Quận Tân Bình, HCM
Hotline: 0912228997 - 0961938388
Các nghề thủ công ở Việt Nam bắt nguồn từ văn hóa lúa nước thời xưa khi ông cha ta có thói quen tự chế tạo cho bản thân và gia đình những công cụ cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, công việc đồng áng và nghỉ ngơi thư giãn. Những sáng tạo đơn thuần đó được gìn giữ từ đời này sang đời kia và được mở rộng dần giúp hình thành nên các làng nghề truyền thống ở Việt Nam.
Các làng nghề truyền thống này được trải dài từ Nam ra Bắc, mỗi vùng miền mang một nét đặc trưng riêng nhờ các ngành nghề truyền thống khác nhau, tạo nên hình ảnh một Việt Nam đầy bản sắc với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Mây Tre Đan Trà xin được giới thiệu với các bạn một số nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở nước ta.